Google search engine
Trang chủDự án đầu tưLập dự án đầu tư kinh doanh vận tải bằng Taxi

Lập dự án đầu tư kinh doanh vận tải bằng Taxi

Lập Dự Án Đầu Tư Chuyên Nghiệp và Uy Tín

Lập dự án, bạn cần hỗ trợ về cách lập dự án đầu tư cho doanh nghiệp của mình, Công ty của bạn hoạt động về lĩnh vực nào? Hãy để CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM giúp bạn từ những bước lập dự án cơ bản. Công ty Phương Anh, chuyên tư vấn lập dự án đầu tư về cách lĩnh vực: lập dự án về môi trường, dự án nhà máy xử lý nước thải, xây dựng căn hộ, xây dựng bệnh viện, khu vui chơi – giải trí, nhà hàng – khách sạn, dự án đầu tư kinh doanh, đầu tư xây dựng, dự án về trường học, dự án trang trại, v.v…


Mật khẩu : Cuối bài viết

Với đội ngũ kỹ sư nhiệt tình, dày dặn kinh nghiệm, quý khách hàng sẽ được hướng dẫn hoàn thành thủ tục về lập dự án nhanh gọn nhất. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, những kỹ sư của CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM sẽ đưa ra phương án để quý khách hàng hoàn thành thủ tục lập dự án của mình một cách hiệu quả, khả thi và nhanh nhất.

Dịch vụ tư vấn lập dự án được CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM thực hiện bao gồm:

1. Tư vấn lập dự án đầu tư

– Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)

– Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Lập dự án đầu tư vay vốn ngân hàng

– Lập dự án đầu tư kêu gọi góp vốn

– Lập dự án Vay vốn từ các tổ chức phi chính phủ: ODA, ADB, WB…

2. Tư vấn thiết kế

– Thiết kế kỹ thuật:

+ Khảo sát thiết kế tổng mặt bằng công trình xây dựng

+ Thiết kế kết cấu, điện-nước các công trình dân dụng và công nghiệp

+ Thiết kế hạ tầng khu đô thị và công nghiệp

+ Thiết kế các công trình giao thông (cầu, đường)

+ Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công trình

– Thiết kế kiến trúc:

+ Thiết kế quy hoạch khu đô thị – khu công nghiệp

+ Thiết kế kiến trúc cảnh quan

+ Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt các nhà cao tầng

+ Thiết kế nội ngoại thất công trình

ffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffff

Hồ sơ xây dựng xin gửi đến bạn đọc mẫu hồ so lập dự án đầu tư kinh doanh vận tải bằng Taxi để cùng tham khảo :

MỤC LỤC

 

A- GIỚI THIỆU DỰ ÁN:

B-  NỘI DUNG DỰ ÁN :

   CHƯƠNG 1 :   SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1.1 – Các căn cứ pháp lý lập dự án đầu tư.

1.2 – Các căn cứ thực tiễn để thực hiện dự án đầu tư.

1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư.

1.4 – Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư.

   CHƯƠNG 2 :   PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.

2.1 – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện biên và Lai Châu.

2.2 – Phân tích thị trường.

   CHƯƠNG 3 :   GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ.

3.1 – Hình thức đầu tư.

3.2 – Nội dung đầu tư.

3.3 – Quy mô đầu tư.

3.4 – Nguồn vốn đầu tư .

3.5 – Tiến độ thực hiện dự án

   CHƯƠNG 4 :   TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN.

4.1 – Cơ chế tổ chức quản lý dự án .

4.2 – Cơ cấu tổ chức quản lý dự án.

4.3 – Triển khai vận hành dự án.

   CHƯƠNG 5 :   KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ. 

5.1 – Các căn cứ tính toán.

5.2 – Tính toán Tổng mức đầu tư.

   CHƯƠNG 6 :   PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ.

6.1 –  Nguồn vốn.

6.2 – Thời gian khai thác dự án.

6.3 – Doanh thu của dự án.

6.4 – Chi phí hoạt động của dự án.

6.5 – Phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính.

6.6 – Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án.

6.7 – Kế hoạch trả nợ vốn vay Ngân Hàng.

   CHƯƠNG 7 :   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

C – CÁC VĂN BẢN, PHỤ LỤC KHÁI TOÁN KÈM THEO.

 

A – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.

      1.   Tên dự án :

Dự án đầu tư   “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi giai đoạn II”.

      2.   Phạm vi thị trường  :

Trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong đó địa bàn khai thác kinh doanh chính là Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu.

      3.   Quy mô dự án dự kiến:

Thực hiện đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Điện Biên lên địa bàn Thị Xã Lai Châu .

      4.   Chủ đầu tư:

Tên doanh nghiệp :

                 Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung.

                 Truong Trung Construction Pte.Co.

Tên doanh nghiệp viết tắt : DN XDTN TRƯỜNG TRUNG

Địa chỉ trụ sở chính : Số nhà 69 – Tổ dân phố 13 – Phường Mường Thanh – Thành Phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên.

Điện thoại : 023 825420      Fax : 023 825420

Ngành nghề kinh doanh :

TT

Tên Ngành

Mã ngành

1 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi ;

452-5420

2 Sản xuất vật liệu xây dựng.

296

3 Kinh doanh vật liệu xây dựng ( sắt, thép, xi măng ) ;

5143

4 Khai thác vật liệu xây dựng ( Cát, đá, sỏi ) ;

141-1410

5 Kinh doanh vận tải bằng Ôtô ( vận tải hành khách theo tuyến cố định , vận tải hành khách bằng xe buýt , vận tải hành khách bằng xe Taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch, vận tải hàng ).

602-6020

      5.   Đơn vị lập dự án đầu tư :

Phòng kinh doanh của Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung.

     6.   Hình thức đầu tư :

Đầu tư nâng cấp tại thị trường Điện Biên hiện tại là 3 xe Vios và 3 xe Kia Morning lên thành 6 xe Vios và 4 xe Innova.

 

 

B-  NỘI DUNG DỰ ÁN :

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

      1.1 – Các căn cứ pháp lý lập dự án đầu tư

      – Luật Đầu Tư  2005 Của QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 Năm 2005

      – Luật Doanh Nghiệp 2005 Của QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 Năm 2005

 – Luật Lao Động QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 35-L/CTN  ban hành ngày 23/6/1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002.

– Nghị Định số 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

– Nghị định số 16/2005/NĐ-CP  ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Nghị định của Chính Phủ số 44/2003/NĐ-CPngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

– Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ban hành quy định về vận tải hành khách bằng Taxi.

– Quyết định số 24/2006/QĐ-BGTVT về ban hành tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ – Ô tô và yêu cầu an toàn chung”

– Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

– Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01 tháng 09 năm 2004 của Bộ Tài chính về thi hành thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Thông tư số 95/2005/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

– Quyết định số 65/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Điện Biên, ngày 06 tháng 12 năm 2004 Quy định tạm thời về quản lý hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bản tỉnh Điện Biên.

– Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6201000188 của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Trường Trung.

      1.2 – Các căn cứ thực tiễn để thực hiện dự án đầu tư.

      1.2.1 Dựa vào định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện Biên từ năm 2006-2010.

+ Định hướng chung của tỉnh đến năm 2010 :

  • Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, khai thác tiềm năng thế mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nhằm tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội.
  • Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức Chính trị – Xã hội.

+ Định hướng về mặt kinh tế :

  • Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 9-10%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 500USD/năm
  • Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp tăng bình quân 5%/năm.
  • Công nghiệp và Xây dựng cơ bản tăng 12%/năm.
  • Dịch vụ tăng 10%/năm.
  • Cơ cấu kinh tế theo định hướng nêu trên là :

Đơn vị tính:%

Hạng mục

Năm 2003 Năm 2005

Dự kiến
Năm 2010

Tổng số

100

100

100

– Nông – lâm nghiệp

37,55

34,99

28,82

– Công nghiệp và xây dựng

25,83

26,97

28,41

– Dịch vụ

36,62

38,04

42,77

 

  • Tổng sản lượng lương thực đạt 230 ngàn tấn.
  • Nâng độ che phủ của rừng lên 54%.
  • Kim ngạch XK hàng hóa đạt 12 triệu USD.
  • Lượng khách du lịch tăng 13,5%, doanh thu xã hội từ du lịch tăng 21%/năm

+ Định hướng về mặt xã hội :

  • Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ  0,1- 0,12%.
  • Dân số được phủ sóng phát thanh & truyền hình đạt 100%.
  • Giảm số hộ nghèo xuống dưới 5%.
  • Nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt từ điện lưới chung lên 80%.
  • Số xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%.

+ Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên :

  • Tăng cường phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch toàn diện, bền vững, có hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc Tây Bắc. Từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tăng cho GDP của tỉnh, gắn liền du lịch với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch:

  • Đầu tư tôn tạo hệ thống các di tích Lịch sử – Văn hóa tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch, bổ trợ cho quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Đầu tư nâng cấp một số bản văn hóa dân tộc điển hình ( chủ yếu là bản người Thái Tây Bắc) để tăng thêm sự thu hút khách bằng các giá trị văn hóa bản địa.
  • Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư.

Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch:

  • Nâng cấp và xây dựng các khách sạn, trong đó đặc biệt chú ý các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khách sạn có tính “dân tộc, dân dã” để phục vụ mọi đối tượng khách du lịch.
  • Đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như : Công trình thể thao tổng hợp; khu hội chợ triển lãm ( trung tâm thương mại tổng hợp ), khu hội nghị, hội thảo gắn với các khu vui chơi, giải trí, khu di tích lịch sử, khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái
  • Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa phương phục vụ các món ăn mang đặc trưng văn hóa Tây Bắc, đồng thời nâng cao chất luợng các món ăn Âu, Á khác phục vụ các nhu cầu đa dạng của du khách.

Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí :

  • Đầu tư các hạng mục công trình văn hóa – thể thao, hội nghị – hội thảo – hội chợ triển lãm tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ.
  • Đầu tư hệ thống công viên vui chơi giải trí ở các khu du lịch trọng điểm, các khu kinh tế cửa khẩu.
  • Đầu tư xây dựng hệ thống công viên nhỏ với thảm hoa, cây cảnh đan xen giữa các phố, gần các nhà hàng, khách sạn trong nội thị xã, thị trấn tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp.

Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho công đồng dân cư :

  • Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển.
  • Đào tạo và đào tạo lại lao động nghiệp vụ, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ khách sạn, nhà hàng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thể loại và chất lượng sản phẩm du lịch
  • Đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo, quản lý khu du lịch, vui chơi giải trí.
  • Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng cho những người được hưởng lợi từ du lịch để họ có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

+ Các thế mạnh và lợi thế để Tỉnh Điện Biên để thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 :

  • Đất chưa sử dụng còn khá nhiều ( hơn 500.000ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên ) có thể phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc…
  • Có di tích lịch sử Điện Biên Phủ và nhiều điểm du lịch hấp dẫn gắn với địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, có bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là một lợi thế để tỉnh phát triển mạnh du lịch, dịch vụ.
  • Có chung đường biên giới với Lào và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Với Lào có cửa khẩu Tây Trang, với Trung Quốc có thể mở cửa khẩu A Pa Chải để mở rộng giao lưu với khu vực Tây nam Trung Quốc và Đông bắc Mianma… Đây là những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên có thể mở mang phát triển.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Tây Bắc với các nước Lào, Trung Quốc.
  • Có cảng hàng không Điện Biên Phủ đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng để tiếp nhận các chuyến bay trong nước và quốc tế.

1.2.2 Định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Lai Châu từ năm 2006-2010.

+ Định hướng chung của tỉnh đến năm 2010 :

  •  Giữ vững ổn định chính trị, đại đoàn kết dân tộc, coi việc ổn định chính trị và đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội đã đề ra.
  •  Đẩy mạnh khai thác nguồn lực của tỉnh, thu hút tối đa ngoại lực nhất là sự giúp đỡ của trung ương phục vụ cho phát triển toàn diện địa phương theo hướng đã xác định. Đó là : phát triển kinh tế Nông – Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm lớn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, phát triển các loại cây là thế mạnh của địa phương như: chè, thảo quả, và đưa cây cao su vào trồng tại một số khu vực phù hợp.
  • Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, trường học, y tế. Xây dựng trung tâm thị xã và các huyện lỵ, tạo thành hệ thống đô thị trong toàn tỉnh.
  • Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng làng, bản văn hóa mới, xây dựng nông thôn các dân tộc, xóa đói, giảm nghèo, để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị.
  • Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, xóa các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, làm cho chất lượng hoạt động mọi mặt của đời sống xã hội ở tất cả các địa bàn trong tỉnh bảo đảm phát triển nhanh, mạnh, bền vững.
  • Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu chiến lược đã quyết định; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
  • Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị mạnh từ tỉnh đến cơ sở, trong đó, chú trọng đặc biệt đến cơ sở. Thực hiện tốt Nghị quyết của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tăng cường phát triển đảng để 100% thôn, bản có đảng viên; tăng cường quan hệ giữa Đảng với nhân dân tạo tư tưởng đồng thuận, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
  •  Thực hiện thành công công tác tái định cư cho các hộ dân ở các công trình thủy điện trên địa bàn, bảo đảm cho đời sống nhân dân ở những khu tái định cư tốt hơn nơi ở cũ.
  • Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của địa phương, phấn đấu đến năm 2010 đạt 10 triệu USD. Tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả sự hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

+ Định hướng về mặt kinh tế :

  • Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân trên 10%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 400USD/năm
  • Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp tăng bình quân 6%/năm.
  • Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 17%/năm.
  • Dịch vụ tăng 10%/năm.
  • Cơ cấu kinh tế theo định hướng nêu trên là:

 

 

Đơn vị tính:%

Hạng mục

Năm 2003 Năm 2005

Dự kiến
Năm 2010

Tổng số

100

100

100

– Nông – Lâm nghiệp

45,5

37

32

– Công nghiệp và Xây dựng

25,5

32

35

– Dịch vụ

29

31

33

 

  • Tổng sản lượng lương thực đạt 150 ngàn tấn.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp 280 tỷ đồng.
  • Tổng sản lượng xuất khẩu hàng hoá đạt 10 triệu USD.
  • Tổng giá trị Thương mại – Dịch vụ 500 tỷ đồng.
  • Lượng khách du lịch tăng 15%, doanh thu xã hội từ du lịch tăng 18%/năm

+ Định hướng về mặt xã hội :

  • Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ  dưới 0,3%.
  • 100% số xã có trạm y tế xã và cán bộ y tế.
  • Dân số được phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 90%.
  • Giảm số hộ nghèo xuống dưới 10%.
  • Nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt từ điện lưới chung lên 80%.
  • Số xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%

+ Định hướng về mặt Du lịch :

Quan điểm:

  • Trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài ư­u tiên đầu tư­ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
  • Phát triển du lịch tại địa phương đặt trong mối quan hệ t­ương tác của sự phát triển du lịch trong khu vực, toàn quốc và trên thế giới. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Mục tiêu:

  • Tốc độ tăng trưởng ngành Du lịch bình quân hàng năm đạt từ 15  – 20 %.
  • Doanh thu đạt 30,5 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 45 tỷ đồng năm 2010.
  • Khách du lịch đến với Lai Châu năm 2006 đạt : 47.057 lượt, tăng lên 80.000 lượt năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 4.243 lượt năm 2006, tăng lên 10.000 lượt người năm 2010.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng bá :

  • Đầu t­ư thích đáng cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, tiếp thị.
  • Phương pháp quảng bá: Biên soạn, ban hành ấn phẩm, phát hành rộng rãi  phim ảnh, tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Xây dựng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch:

  • Trên cơ sở những chính sách, pháp luật của nhà n­ước được vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương để xây dựng các chính sách theo hư­ớng:
  • Tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng ở mức cao nhất theo quy định, về ưu đãi cho các dự án đầu tư­ trực tiếp nước ngoài và dự án đầu tư­ trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, để đầu tư­ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
  •  Đơn giản hoá thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế.
  • Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân tìm kiếm, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương nhân tiếp cận với những loại hình dịch vụ hiện đại …
  • Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ phát triển tài nguyên du lịch theo hướng thống nhất tập trung ở cấp tỉnh, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở (huyện, xã, thôn bản …). Xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan và chính quyền địa phương.

+ Các thế mạnh và lợi thế để Tỉnh Lai Châu để thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 :

  • Lai Châu có thế mạnh về vị trí địa lý và về đất đai, kinh tế cửa khẩu, nguồn tài nguyên nước để phát triển ngành công nghiệp thủy điện. Qua khảo sát sơ bộ, Lai Châu có trên 100 điểm khoáng sản với nhiều chủng loại : Đồng, sắt, đất hiếm, chì, đá đen, đá vôi… có khả năng khai thác chế biến xuất khẩu.
  • Được sự quan tâm, đầu tư của Trung Ương, hiện nay Lai Châu đã triển khai xây dựng một số nhà máy thủy điện lớn và các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng,… tạo tiền đề cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.
  • Bên cạnh đó là tiềm năng văn hóa phong phú và đa dạng của 20 dân tộc anh em có thể khai thác, phát huy phục vụ phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tộc người.

1.2.2. Thực trạng giao thông công cộng của Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Lai Châu

Tỉnh Điện Biên :

  • Hiện nay toàn tỉnh có trên 4.000 km đường bộ, trong đó 3 tuyến quốc lộ dài 359 km; 5 tuyến tỉnh lộ dài 153,2 km; 67 tuyến huyện lộ dài 926,1 km; đường liên xã dài 458,7 km; đường GTNT dài 1.777,6 km; đường nội thị 172km; đường hành lang biên giới dài 305,7 km và 563,2 km đường tuần tra biên giới. Năm 2006, Điện Biên dẫn đầu cả nước về đảm bảo An toàn giao thông.
  • Hệ thống giao thông đường bộ có những ưu điểm là : Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6  Quốc lộ 12. Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng ( Lai Châu ) là 195km. Quốc lộ 279 : Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km. Tỉnh có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ.
  • Tuy nhiên hệ thống giao thông trên địa bàn Tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn : Tỷ trọng mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên thấp hơn bình quân chung cả nước. Toàn tỉnh hiện còn 5/106 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hạ tầng giao thông đường thuỷ chưa được đầu tư xây dựng. Sân bay Điện Biên Phủ đảm bảo cho 4 máy bay đỗ, đường băng dài 1,8km. Công suất nhà ga đảm bảo phục vụ 150 khách vào giờ cao điểm, nhưng hoạt động hàng không mới chỉ khai thác trên tuyến Hà Nội – Điện Biên ( và ngược lại ).

Tỉnh Lai Châu :

  • Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Tp Điện Biên Phủ tới Trung Quốc ( qua cửa khẩu Ma Lu Thàng ), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn Sa Pa ( Lào Cai ). Thị xã Lai Châu cách Hà Nội khoảng 402km ( qua Lào Cai ).
  • Hiện nay 146/156 xã phường có đường ôtô tới trung tâm.
  • Tỉnh Lai Châu đã thực hiện 256 công trình thuộc chương trình 135 trong đó chủ yếu là xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn.

      1.2.3 Căn cứ vào thực tế kinh doanh hoạt động vận tải Taxi của công ty trong thời gian qua.

Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi của công ty trong thời gian qua đã đạt được những bước tiến hết sức khả quan. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh vào cuối năm 2006 công ty mới chỉ đưa 3 xe hoạt động và ngay sau vài tháng công ty nhận thấy thị trường cung vẫn chưa đủ cầu cho nên tiếp tục đưa thêm 3 xe nữa vào hoạt động. Và kết quả kinh doanh không ngoài dự tính của công ty. Hiện tai sau một năm hoạt động thị trường đã thay đổi rất nhiều nhu cầu sử dụng xe Taxi của khách hàng ngày càng tăng, thị trường khách hàng cũng ngày càng mở rộng. Bước đầu đã tạo được thương hiệu mạnh, và thế đứng vững chắc trên địa bàn Điện Biên. Với những kinh nghiệm thực tế trong thời gian kinh doanh và với sự thay đổi một cách tích cực của thị trường như vậy nên công ty đã tiếp tục nghiên cứu thị trường và lập nên dự án này để góp phần vào sự  phát triển của công ty cũng như đóng góp cho sự phát triển về mặt Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu

1.2.4 Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Thị trường xe Taxi tỉnh Điện Biên :

Tại Điện Biên chỉ có duy nhất hãng Taxi Điện Biên Phủ hiện đang có sáu chiếc xe Taxi ( 3 xe Vios và 3 xe KIA Morning). Với chất lượng phục vụ tận tình chu đáo, luôn làm hài lòng khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng và thoải mái khi đi xe.

Trên địa bàn có 8 chiếc xe Taxi “dù” hiện đang hoạt động trên địa bàn. Những loại xe Taxi này đa số là những loại xe đã quá huặc sắp hết niên hạn sử dụng. Hoạt động không có đăng kí kinh doanh với Sở Kế Hoạch Đầu Tư, không Logo thương hiệu. Hoạt động một cách tự phát nên xảy ra tình trạng tranh giành khách tại những nơi trung tâm đặc biệt là sân bay làm nên một hiện tượng thiếu văn minh ở một thành phố du lịch. Các loại xe này đưa ra mức giá theo cảm hứng tạo cho khách hàng mất lòng tin và là ấn tượng không tốt khi tới Điện Biên. Hơn nữa việc không quản lý các đội lái xe “ dù “ này gây ra hiện tượng như vận chuyển các hàng quốc cấm, ma tuý mại dâmvà những sự việc xảy ra trong quá trình vận hành xe trên đường do Thành Phố Điện Biên có đường biên giới rất nhạy cảm nên để tình trạng hoạt động trôi nổi không đúng với quy định của nhà nước về cấp phép kinh doanh vận tải bằng Taxi là rất nguy hiểm.

Thị trường xe Taxi Tỉnh Lai Châu :

Trên thị trường Lai Châu hiện đã có một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi hoạt động tuy nhiên mức giá của đơn vị này ở mức cao không hợp lý, nên không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể thấy rằng thị trường này là một thị trường tiềm năng rất lớn. Lượng khách hàng có nhu cầu đi xe hiện tại đang ngày càng phát triển.

      Kết luận :

Thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu hiện tại đang là thị trường mở và cơ hội là rất lớn cho các nhà đầu tư . Hiện tại Công Ty Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung là công ty duy nhất đang kinh doanh hoạt động vận tải hành khách bằng xe Taxi tại Điện Biên, cho nên ưu thế là rất lớn. Và với ưu thế như vậy nên công ty đã lập nên dự án kinh doanh này góp phần phát triển loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi, và góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc nói chung  và Tỉnh Điện Biên và Lai Châu nói riêng.

1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư.

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý từ 20 độ 54’- 22 độ 33’ vĩ độ Bắc và 102 độ 10’ – 103 độ 36’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ.

Điện Biên là tỉnh duy nhất có đường biên giới chung với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu quốc tế Tây Trang, và cho đến năm 2010 sẽ hoàn thành nâng cấp của khẩu A Pa Chải – Long Phú và Huổi Puốc thành Cửa Khẩu Quốc Gia . Đây là những cửa khẩu quan trọng để Tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Ngoài ra tỉnh còn có sân bay Điện Biên đang được chính phủ đầu tư nâng cấp để từng bước trở thành sân bay quốc tế có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra tỉnh Điện Biên còn có tiềm năng du lịch lớn, với nhiều di tích cách mạng lịch sử trong đó có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng…là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử . Bên cạnh đó còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều hang động, nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hồ nước lớn… hợp thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, và các lễ hội mang đậm tính dân tộc của đồng bào các dân tộc anh em.

Với nhiều điều kiên thuận lợi như vậy cùng sự đầu tư chiến lược mang tính định hướng của tỉnh uỷ hàng năm đã có hàng trăm ngàn lượt du khách đến với Điện Biên.

Trên địa bàn thị xã Lai Châu cũng hiện đang là một thị trường tiềm năng bởi Lai Châu là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch . Thị xã Lai Châu là trung tâm của tỉnh uỷ nên lượng khách du lịch và công tác ghé qua rất lớn .

Hiện tại tại địa bàn Tỉnh Điện Biên chưa có hãng Taxi chính thức nào ngoài hãng Taxi Điện Biên Phủ hoạt động, trên địa bàn Lai Châu hiện vừa có một đơn vị kinh doanh hoạt động vận tải bằng xe Taxi đi vào hoạt động, ngoài ra chỉ có các tuyến xe ca liên tỉnh, liên huyện hoạt động. Nhưng chính những tuyến xe ca này cũng không phục vụ tốt được nhu cầu của người dân và khách du lịch ( do đón bắt khách dọc đường, thái độ phục vụ, tiện nghi của xe…). Tại Thành Phố Điện Biên cũng đã có một số xe Taxi dù hoạt động, tuy nhiên đây đa phần là những xe taxi đã quá hạn sử dụng từ rất lâu và không có chế độ bảo hiểm hành khách, không có đóng thuế và phúc lợi xã hội. Chính vì lí do này mà thị trường xe Taxi của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu gần như bỏ ngỏ.

Do có những điều kiện thuận lợi như vậy cùng với sự nghiên cứu phân tích thị trường kỹ lưỡng Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung đã nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường vận tải hành khách bằng xe Taxi . Và có thể thấy rằng việc đầu tư và phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe Taxi của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

      1.4 – Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư.

      Mục tiêu:

Tiến hành đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Tỉnh Điện Biên lên địa bàn Lai Châu.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch và của chính người dân tại  Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh đẹp cho Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu trong con mắt của khách du lịch.

Góp phần tạo nên công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Xây dựng Thương hiệu Taxi Điện Biên Phủ trở thành một thương hiệu mạnh với đội ngũ lái xe Taxi  và cán bộ trực tổng đài trung thực, phục vụ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, văn minh lịch sự theo đúng tiêu chuẩn của bộ giao thông vận tải, giá cả phải chăng mang tính cạnh tranh cao.

      Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của Dự Án là nghiên cứu phân tích thị trường vận tải hành khách bằng Taxi, đề xuất phương án huy động vốn, đưa ra giải pháp đầu tư và giải pháp vận hành quản lý dự án. Làm cơ sở cho các bước triển khai tiếp theo của dự án.

– Tính toán tổng mức đầu tư : Từ đó đề xuất lên các phương án kinh tế hiệu quả nhất cho chủ đầu tư.

– Nghiên cứu phân kỳ  tiến độ đầu tư.

– Tính toán hiệu quả đầu tư Dự  Án.

 

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

      2.1 -Khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh Điện biên và Lai Châu.

      Tỉnh Điện Biên :

    – Vị trí địa lý:

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là : 9.554,107 km2, có toạ độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km , phía Tây Nam giáp 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 360 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên 9.554,107 Km2.

Trong đó:  Diện tích đất nông nghiệp : 108.158ha chiếm 11,32%,  diện tích đất lâm nghiệp: 348.049ha chiếm 37%,  đất chưa sử dụng còn: 528.370ha (trong đó đất đồi núi là 512.150ha chiếm 96,9%), cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc ( khoảng 3.000ha ).

Dân số : 460.734 người ( năm 2006 ).

       – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội :

      Năm 2006, tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Điện Biên tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh đạt 10,2%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 6,45%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,84%, dịch vụ tăng 12,91%, thu nhập bình quân đầu người đạt 263 USD/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 620 tỷ đồng, tăng 9,04% so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 270 tỷ đồng, tăng 17,63% so với năm 2004. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đạt 940 tỷ đồng, tổng thu ngân sách ước đạt trên 1.271 tỷ đồng.

Tỉnh Lai Châu :

     – Vị trí địa lý :

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và có chung đường biên giới là 273 km. Phía Tây và Tây Nam giáp Điện Biên, Sơn La. Phía Đông giáp Lào Cai. Phía Nam, Đông Nam giáp Sơn La và Yên Bái. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu, cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía Đông Nam.

Diện tích tự nhiên của Lai Châu : 9.071 km2

Dân số: 320.000 người ( 2006 ).

Lai Châu gồm nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, song chủ yếu là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới núi cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiệt độ cao, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

Mùa khô nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình năm 220C, 61% và 1.500-2.750mm.
Là một tỉnh biên giới vùng đầu nguồn sông Đà, Lai Châu có vị trí quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng, bảo vệ phòng hộ rừng đầu nguồn điều tiết nguồn nước phục vụ cho các công trình thuỷ điện quốc gia và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng về phát triển kinh tế.

      – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội :

Nền kinh tế của Lai Châu tăng trưởng với tốc độ khá, GDP từ năm 2004 – 2006 bình quân đạt hơn 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đã xác định: tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đạt 25,5%, tăng 2,78% so với năm 2003, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đạt 29%… Các ngành, các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá. Một số ngành, lĩnh vực bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, năm 2006, đạt trên 100 nghìn tấn lương thực. Giá trị sản xuất hàng công nghiệp năm 2006 đạt gần 200 tỉ đồng; mức tăng trưởng trong 2 năm 2005 – 2006 đạt 16,7%. Ngành thương mại, dịch vụ được đẩy mạnh và phát triển, năm 2006 đạt hơn 400 tỉ đồng.

      2.2 – Phân tích thị trường.

2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Lai Châu.

Tỉnh Điện Biên :

Điện Biên là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch : Lịch sử, văn hóa, sinh thái tự nhiên. Với vị trí tiểu vùng du lịch Tây Bắc, tài nguyên du lịch Tỉnh Điện Biên được đánh giá như sau:

  • Tài nguyên du lịch lịch sử:

Điện Biên có vị trí chiến lược rất quan trọng, qua nhiều thời kỳ lịch sử còn để lại những di tích có giá trị nhân văn, trong đó nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm : Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập. Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp ( Khu hầm Đờ cát ). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của vùng Tây Bắc mà còn của cả nước.

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

Điện Biên là nơi cư trú của 21dân tộc anh em. ở đây có truyền thống văn hóa phong phú được thể hiện qua các lễ hội. Một số lễ hội chủ yếu của tỉnh Điện Biên.

+ Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ:

Là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn.

Thành phố Điện Biên được biết đến với Trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, Lực lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ.

Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử.

Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu bằng cuộc mít tinh ôn lại những trang sử hào hùng. Sau lễ mít tinh là những hoạt động chào mừng làm cho không khí của ngày lễ thêm tưng bừng, phấn khởi.

+ Lễ Hội Thành Bản Phủ:

Là lễ hội lớn, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

Lễ hội được tổ chức vào các ngày 24 và 25 tháng Hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương.

+ Hạn khuống giao duyên:

Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.

Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện.

Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy mà Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi

+ Hội hoa Ban:

Hàng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa Ban.

Cứ đến ngày trẩy hội hoa Ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa Ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc Ban xanh mướt.

Hội hoa Ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc, là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ, là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.

  • Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên:

Điện Biên là tỉnh có nhiều hang động, nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hồ nước lớn… hợp thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, trong đó phải kể đến : Rừng nguyên sinh Mường Nhé, các hang động tại Pa Thơm ( Điện Biên ), Thẩm Púa ( Tuần Giáo ), các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va, các hồ Pá Khoang (600 ha ), Pe Luông ( 25 ha ), Huổi Phạ ( 30ha )…

Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không những có giá trị trong phát triển du lịch mà còn rất thuận lợi trong việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

  • Tài nguyên du lịch văn hóa:

Bên cạnh các loại hình văn hóa vật thể, Tỉnh Điện Biên còn có tiềm năng phong phú về văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng. Trong đó điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H’ Mông.

Về văn hóa dân gian có kho tàng ca dao dân ca, truyện cổ tích của các dân tộc, các lễ hội truyền thống, các di chỉ khảo cổ… Tất cả hợp thành sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Đó cũng là tài nguyên du lịch phong phú để phát triển các loại hình du lịch, văn hóa thu hút khách du lịch.

Du khách đến với  Điện Biên sẽ được thăm quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu ”, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với hoa Ban trắng, ruộng bậc thang, những cánh rừng nguyên sinh, thăm và tìm hiểu nét văn hóa của các bản dân tộc và thưởng thức các món ăn đặc sản như : Mật ong, rượu ong, rượu chít, các loại gạo như nếp cẩm, nếp than, gạo trắng vừa thơm vừa dẻo, cơm lam, cá nướng, món lạp của dân tộc Thái.v.v… Đây có thể coi là nguồn tài nguyên du lịch vô tận của Điện Biên trong sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương

Tỉnh Lai Châu:

  • Tiềm năng du lịch tự nhiên.

Lai Châu là tỉnh miền núi cao, với diện tích tự nhiên rộng lớn, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối, thác nghềnh… rất có sức hấp dẫn với du khách.

Lai Châu có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, là nơi sinh sống của 20 dân tộc mang nhiều bản sắc văn hoá khác nhau, trong đó có nhiều bản làng dân tộc với phong tục tập quán còn nguyên sơ và chỉ riêng có đối với Lai Châu. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn quý báu.

Với vị trí địa lý quan trọng và hệ thống quốc lộ với nhiều tuyến nối liền với các địa phương trong nước, đặc biệt giữ được vị trí là cầu nối giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng Điện Biên Phủ và Sa Pa. Là mắt xích quan trọng trên toàn tuyến của dự án phát triển “ Hành lang quốc tế ”, từ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Lạng Sơn – Lào Cai – Vân Nam ( Trung Quốc ).

Lai Châu có Cửa Khẩu Quốc Gia Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc, có khu kinh tế cửa khẩu hoành tráng được khai trương ngày 01/12/2005… tạo nên khả năng đón khách trong tương lai rất lớn, khi hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng tiếp tục được kêu gọi đầu tư và nâng cấp…

Một số cảnh quan thiên nhiên nổi bật của Tỉnh Lai Châu :

+ Động Bình Lư :

Nằm kề đường 4D – con đường nối liền Thị xã Lào Cai, Sa Pa, Thị xã Lai Châu với Điện Biên Phủ. Khu vực động có cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh Phan Xi Păng nổi tiếng quanh năm ẩn hiện trong mây trắng, hợp cảnh cùng dòng Nậm Giê uốn lượn quanh co luẩn khuất trong những dãy núi. Động thuộc địa phận xã Bình Lư­, huyện Tam Đường cách Sa Pa 50 Km. Động có tên xưa gọi là động Đán Đón, hiểu theo nghĩa phổ thông là động Đá Trắng, ngày nay người ta thường gọi là động Tiên Sơn hoặc động Bình Lư.  Động gồm 49 khoang ( 49 cung ) nối tiếp nhau chạy dài  thông qua hai sườn núi, càng vào sâu các cung càng lớn. Trong Động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, mầu sắc huyền  ảo. Nét đặc trư­ng là lòng Động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung động suốt bốn mùa. Tạo cho ng­ười xem cảm giác thú vị xen lẫn ngỡ ngàng.

+ Thác Tắc Tình:

Thác Tắc Tình thuộc địa phận xã Bình Lư­, huyện Tam Đư­ờng, gần Động Bình Lư,  cách Quốc lộ 4D : 2,5 Km. Thác cao hơn 50 m, gồm 2 tầng nước chảy quanh năm.

+ Cảnh quan dọc sông Đà:

Thị Xã Lai Châu là nơi hội l­ưu của dòng Nậm Na và sông Đà. Xuôi dòng theo hướng Đông Nam qua huyện Sìn Hồ, rồi tiếp theo hướng Tây Nam vài chục Km. Du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, những mái nhà lợp bằng đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây. Hai bên bờ sông thấp thoáng những bản làng của người dân tộc thiểu số đa màu sắc, tạo thành nét chấm phá giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chắc chắn du khách sẽ cảm thấy khoan khoái dễ chịu trước không gian trầm lặng, thoáng đạt, mát mẻ với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây thích hợp cho loại hình du lịch sông nư­ớc trên thuyền, vừa vọng cảnh vừa thưởng thức những làn điệu dân ca Thái và những món ăn đặc sản của họ.

Lai Châu có nhiều cao nguyên với độ cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như : Cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San…

Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như : Đỉnh Phan Xi Păng (3.143m), dãy PUXAMCÁP ( cao trên 1.700 m ), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu…

Suối nước nóng, nước khoáng và nhiều đặc sản tự nhiên khác là sản vật thiên nhiên riêng tặng cho  Lai Châu có thể hình thành được các khu nghỉ dưỡng kết hợp với loại hình vui chơi, giải trí rất hiệu quả : Như núi đá Ô, động Tiên ( Sìn Hồ ); suối nước nóng Vàng Bó ( Phong Thổ ); suối nước nóng Nà Đông, Nà Đon ( Tam Đường ); suối nước khoáng ( Than Uyên ); … và các hồ thuỷ điện lớn khác.

  • Tài nguyên Du lịch nhân văn.

Lai Châu mang bản sắc văn hoá rất đa dạng của 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng, có nghề dệt vải truyền thống, có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, phong tục, luật tục, và văn học, có hát thơ, đối đáp giao duyên rất phong phú. Dân tộc H’Mông có trang phục đa dạng về mầu sắc, kiểu dáng, có vốn văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc, có khèn môi, khèn lá, khèn bè… và những điệu múa ô duyên dáng. Tất cả là niềm tự hào của các dân tộc sống trên vùng đất Lai Châu, là nguồn cảm hứng vô tận để Du khách đến thăm quan, nghiên cứu và tìm hiểu.

  • Tiềm năng Du lịch hang động Thị Xã Lai Châu.

Khu du lịch PUXAMCÁP cách thị xã Lai Châu 6 km về phía Tây Nam, bạn sẽ bất ngờ khi giữa khu rừng nguyên sinh rộng hàng ngàn ha, là một hệ thống hơn 10 hang động nguyên sơ đẹp lạ lùng chưa từng bị tác động của bàn tay con người, với muôn ngàn khối nhũ đá kỳ ảo sáng lấp lánh với muôn hình vạn trạng…hấp dẫn du khách

  • Tiềm năng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch.

Tại Thị Xã Lai Châu Quảng Trường Trung tâm tỉnh :

Quảng Trường Nhân dân, là quảng trường trung tâm của tỉnh, đối diện với Trung Tâm Hội Nghị Văn Hoá tỉnh qua Đại lộ Lê Lợi ( đường 60m ). Quảng trường có quy mô 5,3 ha, chiều dài 340m, chiều rộng 190m. Quảng Trường Nhân Dân  là một công trình văn hoá của tỉnh, nơi diễn ra các hoạt động mít tinh, diễu hành kỷ niệm các ngày lễ lớn, nơi vui chơi, giải trí, sinh hoat văn hoá, văn nghệ của nhân dân; là nơi tập trung đông khách từ các địa phương khác đến dự các buổi lễ lớn tổ chức tại tỉnh cũng như du khách đến du lịch tại tỉnh, đồng thời là điểm nhấn trong các điểm Du lịch – Văn hoá của tỉnh. Cùng với con sông Đà, dãy núi PUXAMCÁP với độ cao trên 1.700m, chiều dài dãy núi như một dải xuyên suốt toàn tỉnh, hình thành một thế sơn thuỷ hữu tình, non sông hùng vỹ, kỳ bí, tạo cho Lai Châu sự cuốn hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước.

2.2.2.  Thị trường khách hàng hiện tại.

Đối tượng khách  hàng sử dụng xe Taxi

Phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu đi lại với yêu cầu cao về thời gian và chất lượng phục vụ : Nhanh chóng, an toàn, tiện nghi và vận chuyển hành khách tại các tuyến đường hẹp mà các loại xe khác không thể đi được. Đối tượng chủ yếu sử dụng xe Taxi là : Cán bộ, công chức nhà nước, khách du lịch, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên.

Chi tiết nghiên cứu thị trường khách hàng sử dụng xe taxi :

+ Thị trường khách du lịch :

Điện Biên :

Với thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Điện Biên, từ năm 1995 cho đến nay lượng khách du lịch đến với Điện Biên ngày càng tăng. Trong năm 1995 Tỉnh Điện Biên đã đón 42.000 lượt khách du lịch nhưng đến năm 2006 lượng khách du lịch đến với Điện Biên là 130.000 lượt khách tham quan tăng gấp 3 lần so với năm 1995, trong đó khách quốc tế 16.000 lượt, doanh thu khoảng 61,5 tỷ đồng. Du lịch đã trở thành mũi nhọn trong phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh.

Năm 2007, ngành Thương mại – Du lịch tỉnh dự ước sẽ đón 175 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 20 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt từ 70 tỷ đồng trở lên.

Mặc dù thời gian qua mưa lớn kéo dài, hệ thống giao thông đang sửa chữa, việc đi lại khó khăn nhưng lượng khách du lịch vào địa bàn khá ổn định. Tính đến đầu tháng 8/2007, toàn tỉnh đón 114 nghìn lượt khách du lịch, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2006. Tổng doanh thu thu từ hoạt động du lịch 45 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006. Kể từ khi khai thông Cửa Khẩu Quốc Tế Tây Trang, Công ty Du lịch Công đoàn đón trên 120 lượt khách quốc tế qua cửa khẩu Tây Trang. Tổng cục Du lịch cấp 2 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, Sở Thương Mại – Du Lịch cử hai cán bộ tổ chức khảo sát tìm hiểu chính sách đầu tư, thị trường khách du lịch tại các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc).

Lai Châu.

Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Lai Châu cũng rất lớn, từ năm 2005 Tỉnh Lai Châu đã đón 40.200 lượt khách du lịch nhưng đến năm 2006 lượng khách du lịch đến với Lai Châu là 47.057 lượt khách tham quan tăng lên 17% so với năm 2005, trong đó khách quốc tế 4.243lượt, doanh thu khoảng 30.5 tỷ đồng.

+ Các thị trường khác :

Các thị trường khác hiện tại là : Cán bộ, công chức nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên.

Theo các kết quả điều tra xã hội học trong giao thông ở Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu cho thấy. Tuỳ theo mức thu nhập của từng nhóm dân cư, tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu đi lại tối đa giao động ở mức từ 10 đến 15% thu nhập. Thành phần đi lại tích cực ở Điện Biên hiện nay có thể phân thành năm nhóm mức thu nhập và phương tiện đi như bảng thống kê sau :

STT

Nhóm dân cư

Thu nhập bình quân( 1000đ/N/Th)

Phương tiện đi lại thường xuyên

1 Thu nhập cao

Trên 10.000

ô tô riêng, Taxi
2 Thu nhập khá

4.000 – 9.000

Xe máy Taxi
3 Thu nhập trung bình

1.200 – 3.000

Xe máy, xe đạp
4 Thu nhập thấp

800 – 1.000

Xe máy, xe đạp
5 Thu nhập đặc biệt thấp

Dưới 800

Xe đạp

 

Giá cước Taxi hiện tại :

Qua khảo sát thực tế giá cước của các hãng Taxi đang hoạt động trên địa bàn Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Giá cước Taxi tại hai địa bàn này như sau :

+ Xe Vios :

– 1,2 Km đầu                      : 12.000đ.

– Từ  5 – 20 Km tiếp theo   : 8.000đ/1km.

– Từ  21 – 100 Km tiếp theo          : 7.000đ/1km.

– Trên 100 km                       : 5.500đ/1km.

– Thời gian chờ                    : Từ 20.000đ/ giờ.

Thời gian tính tiền chờ         : Sau 20 phút.

+ Xe Kia Morning :

– 1,2 Km đầu                       : 10.000đ.

– 2 – 20 Km tiếp theo                    : 7000đ/km

– Trên 20 km                         : 5.500đ/km

– Thời gian chờ                    : Từ 20.000đ/giờ.

Thời gian tính tiền chờ         : Sau 20 phút.

 2.2.3.  Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường vận tải hành khách bằng xe Taxi đến năm 2010.

+ Thị trường khách du lịch :

Điện Biên

Để khai thác tối đa tiềm năng du lịch, ngày 13/10/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 230/QĐ – TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó có mục : Xây dựng Điện Biên thành trung tâm du lịch tầm cỡ của vùng Tây Bắc, và là trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch Quốc Gia. Đến năm 2010, Điện Biên thu hút khoảng 300.000 lượt khách ( khách quốc tế 50.000 lượt ), và năm 2020 đón khoảng 500.000 lượt khách

( khách quốc tế 100.000 lượt ). Đồng thời với định hướng trên là tổ chức không gian du lịch: Thành Phố Điện Biên Phủ là trung tâm du lịch chính, điểm đầu mối cho các hoạt động du lịch của tỉnh, cũng là điểm dừng chân quan trọng trong hành lang du lịch vùng Tây Bắc và phụ cận. Điện Biên sẽ hình thành 2 tuyến du lịch trọng điểm: dọc quốc lộ 12 và quốc lộ 4D ( cửa khẩu Tây Trang – T.P Điện Biên Phủ – Thị Xã Mường Lay – Lai Châu – Lào Cai ), tuyến dọc quốc lộ 279 ( T.P Điện Biên Phủ – Tuần Giáo – Đèo Pha Đin – Sơn La ) và ngược lại. Ngoài ra sẽ hình thành một số tuyến du lịch phụ với vai trò bổ trợ, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Lai Châu

Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Lai Châu trong tương lai là rất lớn đặc biệt là du lịch tự nhiên, dự kiến tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân hàng năm là từ 15-20%/năm. Theo tính toán thì đến năm 2010 lượng khách du lịch đến với Lai Châu là 80.000 lượt người/năm trong đó có 10.000 lượt khách du lịch quốc tế và  ước tính doanh thu từ du lịch lên đến 45 tỷ đồng.

+ Thị trường khác :

Các thị trường khác trong tương lai vẫn là : Cán bộ, công chức nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên.

Những thị trường này hiện đang ngày càng phát triển do kinh tế ngày càng phát triển, mức sống trung bình cao lên. Các bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, doanh nghiệp với số lượng  ngày càng tăng lên. Và bộ phận dân cư có mức thu nhập trung bình và cao tăng lên theo sự phát triển của xã hội.

2.2.4. Thế mạnh của dòng xe Vios và Innova.

Lâu nay thị trường xe ôtô tại việt nam nổi tiếng nhất vẫn là xe của hãng Toyota một hãng xe đã hoạt động lâu năm trên thị trường Việt Nam . Với nhiều chủng loại xe phong phú giá cả hợp lý và trên hết là sự an toàn cùng với những tính năng vượt trội . Trong đó có hai dòng xe Vios và Innova hội tụ đầy đủ những tính năng ưu việt của xe Toyota , hiện là hai dòng xe mà công ty đang chú trọng đầu tư.

Dòng xe INNOVA – Khai Nhịp Thời Đại :

Innova mở ra một cách nhìn hoàn toàn mới về một chiếc xe 8 chỗ chất lượng toàn cầu : Thiết kế đậm nét khí động học, chi tiết và đường nét tinh tế, kiểu dáng thể thao nhưng vẫn đủ nét sang trọng để tạo sự khác biệt và tôn thêm vị thế của bạn.

Kiểu dáng Innova mang đậm phong cách xe du lịch, hiện đại và thể thao, sang trọng và trang nhã.

Nội thất sang trọng.

Tiện nghi và sang trọng, rộng rãi và yên tĩnh. Innova mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và hài lòng tuyệt đối, xứng tầm với phong cách dẫn đầu và sự thành đạt của bạn.

Dòng xe Vios:

Vios J không chỉ có kiểu dáng trẻ trung, tiện nghi thoải mái mà còn là chiếc xe có độ bền và độ tin cậy cao, xứng đáng với danh tiếng toàn cầu của Toyota. Hệ thống an toàn hoàn chỉnh của xe tạo sự yên tâm cho mọi khách hàng.

Nội thất xe được thiết kế rộng rãi với tất cả tiện nghi đều ngay trong tầm tay, đem lại sự thoải mái tối đa cho tất cả hành khách. Thêm vào đó, ghế ngồi êm ái tạo cảm giác thư giãn ngay cả trong những chuyến đi dài, khiến mọi hành trình đều trở nên thật thú vị.

Kết luận:

Xu hướng người tiêu dùng luôn muốn lựa chọn đi những loại xe tốt và với giá thành hợp lý, đặc biệt là đối tượng khách du lịch nước ngoài . Dòng xe 4 chỗ vẫn có xu hướng phát triển tốt . Dòng xe bảy chỗ hiện tại đang chưa có và theo phân tích thị trường thì dòng xe bảy chỗ như Innova là lựa chọn hàng đầu của các gia đình và các đoàn khách du lịch đông người rất cần được đầu tư. Cho nên việc đầu tư cho đối tượng khách hàng này qua việc mở rộng dịch vụ xe Taxi bảy chỗ là rất cần thiết.

2.2.5. Tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu thị trường.

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu và phân tích , đánh giá thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu ta có thể rút ra một số đánh giá và nhận xét như sau :

+ Thị trường xe Taxi hiện tại đang có xu hướng phát triển rất tốt. Để phát triển thị trường cho loại phương tiện này thì doanh nghiệp hiện đang tập trung nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển, đồng thời cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao nghiệp vụ ở cả đội ngũ cán bộ quản lý công nhân và lái xe .

+ Hiện tại vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh nào trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe Taxi tại thị trường Điện Biên, trên thị trường Lai Châu hiện đã có một công ty kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi vừa mới đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường. Ngoài ra công ty còn là công ty đi đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe Taxi tại Thành Phố Điện Biên Phủ do vậy tiềm năng và năng lực là rất lớn .

+ Thực tế dựa trên kết quả khảo sát ta thấy rằng trong hoạt động vận tải bằng xe Taxi mới chỉ có xe bốn chỗ đang hoạt động và đang rất thiếu ở thị trường Điện Biên, và đặc biệt là thị trường Lai Châu . Còn dòng xe bảy chỗ thì hiện tại vẫn chưa có song nhu cầu là rất lớn .

+ Dựa trên định hướng và tiềm lực phát triển du lịch, dich vụ, văn hoá, công thương nghiệp của Điện Biên và Lai Châu có thể thấy rất rõ ràng rằng lượng hành khách sử dụng xe Taxi làm phương tiện đi lại càng ngày càng tăng.

Vì vậy để có thể thu hút lượng hành khách ở Điện Biên và Lai Châu trong giai đoạn sắp tới thì công ty cần phải tăng hiệu quả quản lý và quy mô, để đáp ứng tốt sự phát triển thị trường trong thời gian tới.

      Kết luận :

Qua phân tích hiện trạng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của thị trường vận tải hành khách bằng xa Taxi ở Điện Biên và Lai Châu ta nhận thấy rằng việc đầu tư phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi là rất cần thiết bởi vì :

+ Đây là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường vận tải hành khách ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

+ Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh tế quan trọng của hai tỉnh : Thương mại, Dulịch, Hợp tác quốc tế ,…

+ Đây là một hướng đi phù hợp với xu hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá phương tiện vận tải Tỉnh Điện Biên, Lai Châu và cả nước.

Phát triển loại hình vận tải xe Taxi ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu là nhằm đạt được mục tiêu : Cùng với mạng lưới vận tải hành khách bằng Máy bay, ôtô khách và các phương tiện vận tải hành khách khác tạo nên một mạng lưới vận tải công cộng nhanh chóng an toàn, văn minh đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

 

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ

      3.1- Hình thức đầu tư.

3.1.1 Giới thiệu về dòng xe Vios và Innova.

      Dòng xe Innova :

Sản phẩm Innova được tung ra thị trường cách đây gần hai năm và được xem là sản phẩm mang tính “ đột phá” không những đối với Toyota VN mà còn đối với thị trường xe hơi trong nước về cả hình thức lẫn giá cả.

Đây là một trong năm loại xe thuộc dự án IMV ( được chế tạo và sản xuất thông qua hệ thống đa quốc gia và mạng lưới cung cấp toàn cầu của Toyota ngoài Nhật Bản ) của Toyota với mục đích sản xuất xe bán tải Pick – up và dòng xe đa công dụng với chất lượng toàn cầu để giới thiệu tại hơn 140 nước trên thế giới.

Innova 8 chỗ được đổi mới về thiết kế và kiểu dáng hiện đại, thể thao, sang trọng và trang nhã.

Kiểu dáng khí động học, với thiết kế khí động học, Innova có hệ số cản Cd=0.35, do đó xe tăng tốc tốt, giảm tiếng ồn của gió, chạy ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.

Hệ thống đèn pha Halogen phản xạ đa chiều và đèn xương mù trước.
Kích thước lớn và cong vuốt ra phía sau trông rất ấn tượng và lịch lãm.

Lưới tản nhiệt cùng màu với thân xe. Đường viền lưới tản nhiệt mạ Crôm tôn thêm sự sang trọng của xe.

Tiện nghi, sang trọng của nội thất được thể hiện ở khoang hành lý rộng rãi với việc thiết kế các ngăn vật dụng đa dạng, tiện lợi đặt ở khắp nơi tạo cho bạn cảm giác thư giản và hài lòng tuyệt đối. Innova có 10 kiểu sắp xếp ghế linh hoạt và các ghế ngồi êm ái và có thể điều chỉnh nhiều cách giúp tạo ra khoang hành lý rộng rãi, hệ thống điều hòa hai dàn lạnh,với các cửa gió cá nhân giúp hành khách có thể tự điều chỉnh theo ý thích.

Tay lái Urethane 4 chấu trợ lực và gật gù, giúp người lái có thể điều chỉnh vị trí thích hợp tạo cảm giác thoải mái nhất

Chìa khóa điều khiển từ xa, trên chìa khóa có các phím khóa và mở, phím cảnh báo từ xa, rất thuận tiện khi sử dụng .

Kính chiếu hậu điều khiển điện, giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng lái và xử lý kịp thời các tình huống.

Màn hình hiển thị đa thông tin , giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng lái và xử lý kịp thời các tình huống.

      Dòng xe Vios :

Mạnh mẽ, đầy cảm xúc, Vios thu hút mọi ánh mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ kiểu dáng thời trang, đường nét quyến rũ, cho đến từng chi tiết nhỏ đều được thiết kế thật ấn tượng. Kích thước xe lớn tạo dáng vẻ bề thế. Tất cả thiết lập nên một giá trị hoàn toàn mới về phong cách : Vios trẻ trung và đầy cá tính.

Buồng lái được thiết kế khoa học với tất cả tiện nghi đều ngay trong tầm tay, tạo sự thoải mái tối đa cho người lái.

Bảng đồng hồ độc đáo. Khác với nhiều loại xe khác, bảng đồng hồ của Vios được đặt ở vị trí trung tâm rất dễ nhìn. Cách thiết kế độc đáo này giúp người lái giảm thiểu sự chuyển động và điều tiết của mắt khi phải vừa quan sát phía trước vừa theo dõi đồng hồ, tránh cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, giúp lái xe an toàn hơn.

Nội thất thoáng rộng. Từ chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khoang hành khách cho đến khoảng cách giữa các ghế đều hết sức rộng rãi, tạo không gian thoải mái riêng cho từng người. Thêm vào đó, ghế ngồi cao giúp lên xuống xe thật dễ dàng.

Vios được trang bị hệ thống an toàn hoàn chỉnh, gồm các biện pháp an toàn chủ động giúp phòng tránh tai nạn và các biện pháp an toàn thụ động giúp giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố. Với chuẩn mực mới về an toàn của Vios, bạn hoàn toàn yên tâm để thưởng thức cảm giác thú vị của chuyến đi.

Tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ mới giúp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn,giảm thiểu mức hao phí.

      3.1.2. Hình thức đầu tư

– Đầu tư mới hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống 10 xe Taxi mới trong đó có 6 xe Vios, 4 xe Innova.

      3.2- Nội dung đầu tư.

      – Tên dự án :

Dự án đầu tư   “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi giai đoạn II”.

      – Phạm vi thị trường  :

Toàn bộ địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

      – Hạng mục đầu tư :

6 xe Vios mới 100%.

4 xe Innova mới 100%.

      3.3 – Quy mô đầu tư.

Thực hiện đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Điện Biên lên địa bàn Thị xã Lai Châu.

      3.4 –  Nguồn vốn đầu tư .

Trên cơ sở Tính toán tổng mức đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà dự án xác định huy động vốn từ các nguồn :

+ Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động của doanh nghiệp.

Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động để triển khai thực hiện các công việc.

Dự kiến chủ đầu tư huy động 15% vốn đầu tư.

+ Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm Dự kiến vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại lượng vốn là 15% lượng vốn huy động.

+ Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Dự kiến vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên lượng vốn là 70% lượng vốn huy động. Thời gian vay dự kiến là 7 năm.

      3.5- Tiến độ thực hiện dự án. ( Dự kiến trong 4 tháng )

Dự án đầu tư  “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi giai đoạn II” được thực hiện dự kiến trong vòng sáu tháng cụ thể như sau :

– Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trong tháng đầu.

– Xúc tiến huy động vốn trong 10 ngày.

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN

 

      4.1- Cơ chế tổ chức quản lý dự án .

      4.1.1 Quản lý phương tiện.

Công ty áp dụng phương thức quản lý trực tiếp, điều hành phương tiện tập trung. Trung tâm điều hành sẽ được trang bị hệ thống phương tiện thông tin, quản lý điều hành hiện đại. Sử dụng mạng điện thoại cố định không dây của EVN Telecom để quản lý mọi hoạt động lái xe và phương tiện trên đường. Mối liên hệ giữa trung tâm điều hành và lái xe được đảm bảo một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.

      4.1.2 Quản lý lao động.

Lái xe sẽ được công ty tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động. Thời gian ký hợp đồng là 12 tháng 1 lần, việc ký hợp đồng lao động được thực hiện trên cơ sở thoả ước lao động tập thể.

– Đối với bộ phận lái xe : Phải thông thạo địa hình, đường đi các bản, xã, huyện thuộc Tỉnh Điện Biên.

– Phải có kinh nghiệm công tác trên 2 năm trở lên, thông thạo lái xe các địa hình khu vực miền núi.

– Đối với bộ phận lái xe sau thời gian thử việc mỗi lái xe phải nộp tiền đặt cọc cho hãng với mức tiền đặt cọc là : 5.000.000đ/người, và kèm theo hố sơ gốc lái xe.

– Số tiền đặt cọc trên sẽ được nộp tại bộ phận kế toán DN. Bộ phận kế toán có trách nhiệm làm thủ tục thu tiền và làm biên bản giao nhận với lái xe.

– Trong thời gian làm việc tại Doanh nghiệp nếu lái xe để xảy ra hư hỏng, thất thoát tài sản của Doanh nghiệp với mức độ trách nhiệm lớn thì Doanh nghiệp sẽ trích tiền đặt cọc đó để bù đắp vào phần hư hại, hao hụt trên.

– Sau thời gian hết hạn hợp đồng lao động giữa lái xe và Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền trên cho lái xe.

Công ty ban hành nội quy lao động, nội quy này đã được ban lãnh đạo công ty thống nhất. Mọi hành vi vi phạm của lái xe như : Gây phiền hà cho khách, không tuân theo lệnh của trung điều hành… sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị buộc thôi việc, thậm chí đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      4.2 – Cơ cấu tổ chức quản lý dự án.

Với quy mô hoạt động 10 xe thì cơ cấu tổ chức quản lý dự án được bố trí như sau :

      – Ban quản lý điều hành xe.

Biên chế gồm :

Một đội trưởng có nhiệm vụ quản lý điều hành chung, chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về mọi hoạt động của đội xe, thay mặt công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến các vụ tai nạn xảy, phối hợp với cơ quan công an trong việc khám nghiệm hiện trường, thoả thuận với các bên có liên quan đến vụ tai nạn và làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm…

Một cán bộ kỹ thuật :

Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát toàn bộ tình trạng kỹ thuật của đoàn xe. Lập các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và đại tu.

Ba nhân viên tổng đài :

Có nhiệm vụ nhận các địa chỉ từ phía khách hàng sau đó chuyển tải tới tất cả các xe Taxi của công ty trong phạm quy định thông qua hệ thống điện thoại cố định không dây. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ thu nhận thông tin phản ánh từ phía khách hàng sau đó chuyển đến các bộ phận có liên quan để xử lý, phân tích thông tin từ đó có những tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc trong vấn đề điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp.

– Bộ phận kế toán – Tài chính – Thu ngân.

Có nhiệm vụ hạch toán kế toán theo chế độ Kế toán – Thống kê của nhà nước, quản lý giám sát mọi hoạt động tài chính của Công ty, giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính hàng năm, và tham mưu giúp giám đốc một số vấn đề lớn trong lĩnh vực tài chính.

Biên chế bộ phận này gồm : Một nhân viên.

– Bộ phận kinh doanh.

Có nhiệm vụ chính là mở rộng thị trường, nghiên cứu phân tích thị trường hiện tại. Từ đó dự báo xu hướng trong tương lai của thị trường để tham mưu cho Ban Giám đốc có những điều chỉnh về chính sách kinh doanh cho phù hợp. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ rất quan trọng là chăm sóc khách hàng.

– Bộ phận sửa chữa bảo dưỡng xe.

Bộ phận này được tổ chức dưới hình thức đơn vị trực thuộc công ty, hạch toán báo sổ. Nhiệm vụ của xưởng là sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất toàn bộ các xe taxi của công ty, đảm bảo cho đoàn xe hoạt động liên tục với hình thức bên ngoài luôn sạch đẹp.

– Bộ phận lái xe.

Là bộ phận trực tiếp điều khiển xe, có nhiệm vụ thực hiện đúng nội quy quy chế về lái xe của công ty. Thực hiện đúng theo sự điều động của nhân viên tổng đài. Biên chế gồm 16 nhân viên lái xe ( bao gồm cả ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu ).

      4.3 – Triển khai vận hành dự án.

4.3.1.  Xác định thị trường mục tiêu :

Qua nghiên cứu phân tích và đánh giá thị trường Điện Biên và Lai Châu công ty định vị cho mình một thị trường mục tiêu để phục vụ :

  • Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quy mô vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng Taxi phục vụ cho công việc.
  • Bộ phận dân cư có thu nhập cao : Các doanh nhân, khách du lịch trong nước.
  • Toàn bộ tầng lớp dân cư có thu nhập khá, trung bình : Cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, những người buôn bán nhỏ…. ở Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh vùng Tây Bắc.
  • Khách quốc tế đến du lịch và làm việc….

4.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh.

Với mức sống dân cư ngày càng tăng đòi hỏi công ty phải đầu tư nâng cấp chất lượng xe và tăng số đầu xe kinh doanh để có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực làm việc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm tiết kiệm và giảm đến mức tối đa các chi phí, hạ giá thành, từ đó đưa ra mức cước phí có khả năng cạnh tranh cao.

Sử dụng loại xe chất lượng tốt, đầu tư nhằm nâng cao chất lượng xe phục vụ kinh doanh, đồng thời chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe để nâng cao chất lượng phục vụ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để chiếm lĩnh khu vực khách hàng thuộc thị trường mục tiêu.

Đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt tình, có khả năng phân tích thị trường tốt nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu hướng của thị trường để có những bước điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp.

Tận dụng những khả năng tốt nhất của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của công ty.

Tham gia vào các hoạt động tài trợ, gây quỹ từ thiện để thông qua đó xây dựng thương hiệu của công ty trong các bộ phận khách hàng.

4.3.3 Phương án vận chuyển.

+ Luồng tuyến vận chuyển :

Căn cứ vào điều kiện thực tế của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu và đặc tính kỹ thuật của loại hình vận tải bằng Taxi, công ty xác định các vùng hoạt động chính là :

– Vận chuyển tập trung và giải toả hành khách từ các điểm thu hút nhỏ đến các trung tâm lớn như : Nhà ga sân bay, bến xe, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện…

–  Trung chuyển hành khách và tạo sự liên hệ giữa các tuyến giao thông chính cũng như giữa các phương thức vận tải hành khách khác nhau.

–  Vận chuyển hành khách kèm theo hàng hoá, hành lý từ các khu vực ngoại vi đi  vào thành phố để dần thay thế các phương tiện vận tải cá nhân lạc hậu khác.

–   Vận chuyển hành khách đi tham quan, du lịch mang tính chất gia đình với số lượng người ít trong phạm địa bàn hoạt động.

–   Với đối tượng hoạt động như trên, vùng hoạt động chủ yếu của công ty được giới hạn trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu, hướng tuyến phục vụ nối liền giữa các khu thương mại, chợ lớn, các điểm đầu điểm cuối của vận tải hành khách như sân bay, bến xe, các khu du lịch…

+ Thời gian và phương thức vận chuyển :

Với phương châm mọi lúc, mọi nơi công ty luôn sẵn sàng phục vụ 24/24h để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Phương thức vận chuyển : Công ty sẽ đa dạng hoá hình thức phục vụ cho phù hợp với yêu cầu của khách đi xe.

– Dịch vụ Taxi 24/24h theo đồng hồ tính tiền với giá thành hợp lý.

– Cho thuê xe theo chuyến, theo ngày, theo tuần, theo tháng…

– Taxi để chở hành khách đi lại có kèm theo hàng hoá với giá bình dân.

– Taxi Tour để chở hành khách đi tham quan, du lịch.

4.3.4. Xác định giá cước vận chuyển.

Giá cước vận chuyển :

Để phù hợp với thu nhập của người dân Điện Biên và Lai Châu nói chung và căn cứ vào thị trường mục tiêu và định hướng chiến lược có xét đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường vận tải tại Điện Biên và Lai Châu. Công ty sẽ áp dụng mức giá cước có khả năng cạnh tranh cao. Cụ thể giá cước dự kiến sẽ như sau :

Giá cước Taxi Vios chở khách :

– 1,2 Km đầu                                  : 12.000đ.

– Từ  Km tiếp theo đến Km 20      : 7.000đ/km.

– Từ  Km 21 tiếp theo đến Km 100  : 7.000đ/km.

– Từ km 101 trở đi                             : 5.500đ/km.

– Thời gian chờ                                : Từ 20.000đ/ giờ.

Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút.

Giá cước Taxi Innova chở khách :

+ Giá mở cửa                                      : 10.000 đ/1km đầu.

+ 2-5 Km  tiếp theo                            : 8.500 đ/km/1km.

+ Từ Km 5 trở đi                                 : 7.500 đ/km/1km.

+ Từ Km 101 trở đi                             : 6.000 đ/km/1km.

+ Thời gian chờ                                   : 20.000 đ/giờ.

Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút.

Nếu khách đi hai chiều và có cự ly từ 40 km trở lên thì lượt về sẽ được giảm 80%.

 

CHƯƠNG 5

KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

 

      5.1- Các căn cứ tính toán.

 – Định mức chi phí lấp dự án và thiết kế xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005.

– Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

– Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Thông tư số 95/2005/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

– Căn cứ vào bảng báo  giá ôtô của đại lý Toyota tại Hà Nội và thiết bị trên thị trường hà Nội và Điện Biên tại thời điểm hiện tại.

     5.2- Tính toán Tổng mức đầu tư.

–  Bảng tính toán tổng mức đầu tư :

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CHI PHÍ SAU THUẾ

TỶ TRỌNG

KÍ HIỆU

1

Chi phí thiết bị

4.003.096.000

99,3%

GTB

2

Chi phí t­ư vấn lập dự án đầu t­ư

27.301.115

0,7%

GTV

TỔNG MỨC ĐẦU T­Ư

4.030.397.000

100,0%

GTMDT

 

( Tính toán chi tiết cụ thể xem phụ lục khái toán kèm theo ) .

 

CHƯƠNG 6

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ

 

      6.1 –  Nguồn vốn.

– Nguồn vốn huy động đầu tư.

+ Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động của doanh nghiệp.

Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động để triển khai thực hiện các công việc.

+ Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm tương đương với 2.87%/quý.

+ Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Thời gian vay dự kiến là 7 năm. Tương đương với 2,1%/quý.

– Cơ cấu nguồn vốn.

+ Vốn tự có dự kiến là 15% lượng vốn huy động.

+ Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm dự kiến là 15% lượng vốn huy động.

+ Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Thời gian vay dự kiến là 7 năm, dự kiến là 70 % lượng vốn huy động.

– Cơ cấu chi phí đầu tư thực hiện dự án.

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CHI PHÍ SAU THUẾ

TỶ TRỌNG

KÍ HIỆU

1

Chi phí thiết bị

4.003.096.000

99,3%

GTB

2

Chi phí t­ư vấn lập dự án đầu t­ư

27.301.115

0,7%

GTV

TỔNG MỨC ĐẦU T­Ư

4.030.397.000

100,0%

GTMDT

 

      6.2- Thời gian khai thác dự án.

Thời gian khai thác của dự án được tính  trong vòng 7 năm tương ứng với thời gian khấu hao tài sản là phương tiện vận tải đường bộ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003.

      6.3- Doanh thu của dự án.

      Doanh thu của dự án có được từ nguồn thu sau :

Doanh thu từ kinh doanh vận tải hành khách bằng Taxi.

– Xe Vios : Số lượng xe là 6 xe, công xuất khai thác là 100% do đã chiếm lĩnh được thị trường.

Đơn giá trung bình là 6.000đ/km và số Km tính tiền trong tháng là 3000 km.(dựa trên kết quả kinh doanh thực tế hiện tại ).

– Xe Innova : Số lượng xe là 4 xe, công xuất khai thác là 100% do đã chiếm lĩnh được thị trường.

Đơn giá trung bình là 6.500đ/km và số Km tính tiền trong tháng là 3000 km.(dựa trên kết quả kinh doanh thực tế hiện tại ).

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 6 )

      6.4 – Chi phí của dự án.

Chi phí của dự án bao gồm các chi phí sau :

      Chi phí vận hành dự án :

– Chi phí xăng xe sử dụng trong quá trình vận hành 10 xe Taxi vào hoạt động kinh doanh.

– Chi phí tiền lương để trả cho lái xe Taxi 10 người (2.000.000đ/tháng/người)

Bộ phận nhân viên trực tổng đài 3 người (800.000đ/tháng/người)

Nhân viên kế toán thu ngân 2 người (1.200.000đ/tháng/người)

Cán bộ kỹ thuật 2 người (1.500.000đ/tháng/người)

Cán bộ quản lý 1 người (2.000.000đ/tháng/người).

Bao gồm cả BHXH + PL + BHYT  tương đương với 21% tổng quỹ lương.

– Chi phí bảo dưỡng bảo trì định kì cho xe Taxi  để xe vận hành tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh.

– Chi phí mua bảo hiểm vật chất trong thời gian hoạt động của dự án.

Chi phí này được tính bằng 1,7% tổng giá trị xe ( giá trị còn lại sau khi đã tính khấu hao ).

– Chi phí mua bảo hiểm dân sự cho lái xe và hành khách đi xe Taxi trong thời gian hoạt động của dự án.

Cách tính chi phí mua bảo hiểm dân sự  :

Vì đây là hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi nên được tính bằng 150% của phí phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV của phụ lục 4 của quyết định 23/2007/ QĐ-BTC.

Với xe Vios là xe dưới 6 chỗ ngồi nên phí bảo hiểm theo quy định là 525.000/năm.

Với xe Innova là xe 7 chỗ ngồi nên phí bảo hiểm theo quy định là 750.000/năm.

– Chi phí quản lý ( Tạm tính 5% doanh thu trước thuế ).

      Chi phí khác :

– Khấu hao cơ bản ( Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng ).

– Trả lãi vay Ngân Nàng Thương Mại.

– Trả lãi vay Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 5 ).

      6.5 – Phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính.

      Thời gian thu hồi vốn toàn dự án :

+ Nếu tính theo phương pháp giản đơn không tính đến giá trị dòng tiền theo thời gian thì thời gian hoàn vốn được tính như sau :

T= n + (số tiền còn thiếu sau n năm)x12/Thu hồi vốn năm (n+1).

Với n là số năm từ khi dự án đi vào hoạt động cho đến năm ngay trước năm có  dòng tiền thuần của dự án dương ( hay thu hồi vốn cộng dồn lớn hơn vốn đầu tư xây dựng ).

Theo cách này thì thời gian thu hồi vốn là :

T = 4 + 38*12/ 1.016 = 4 năm 1 tháng.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ).

      Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV).

NPV( tính trong 7 năm kinh doanh ) = 772.489.696 đồng.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại ( Đầu thời kỳ phân tích tức là năm dự án đi vào hoạt động ).

Nó được xác định bằng công thức :

 

NPV   = 

Trong đó :

Bi : Khoản thu của năm i.

Ci : Khoản chi phí năm i.

n : Là số năm hoạt động của đời Dự Án.

r : Tỉ xuất chiết khấu được chọn.

Tại thời điểm n = 0 thì chi phí của dự án chính là vốn đầu tư ban đầu.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiểu chuẩn rất quan trọng để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>=0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi của dự án sau khi đẫ đưa về mặt bằng hiện tại.

Với dự án này thì có Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV =772.489.696 đồng. như vậy dự án đã có tính khả thi về mặt kinh tế.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ).

      Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR.

( còn gọi là xuất thu lợi nội tại, tính trong 7 năm kinh doanh là IRR=16% ).

Là mức lãi suất mà dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuẩn các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện thì tổng khoản thu bằng với tổng khoản chi tức là :

 =

Hay NPV (với tỉ xuất chiết khấu là IRR)= 0.

IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án, nó cho biết mức lãi suất mà dự án có thể đạt được, bởi vậy chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

Dự án chỉ được chấp nhận khi có IRR > r ( hệ số chiết khấu).

Các chỉ tiêu kinh tế là NPV(với tỉ xuất chiết khấu là 9.9%) giá trị dòng tiền quy về thời điểm hiện tại với mức chiết khấu là 9,9%, NPV>0 như vậy dự án đạt hiệu quả đề ra với mức sinh lời > 9,9%. Mức sinh lời 16% đảm bảo cho dự án an toàn trong kinh doanh. Với thời gian thu hồi vốn là 4 năm 1 tháng như vậy sau 4 năm 1 tháng kể từ khi xây dựng xong dự án thu hồi vốn hoàn toàn.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ).

      Tỷ số Lợi ích trên chi phí (B/C).

      Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra.

B/C= /=PV(B)/PV(C)

Với dự án này ta có thể tính được tỷ số lợi ích trên chi phí trung bình là B/C= 1.5.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ).

      Tỷ số khả năng trả nợ của dự án (DSCR).

DSCR = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án / Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi).

– Nguồn trả nợ hàng năm gồm ( Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay phải trả ).

– Nợ phải trả hàng năm được tính toán cụ thể như bảng Kế hoạch trả nợ. Nợ sẽ được trả đều gốc theo hàng quý và số lãi cộng dồn .

– Tỷ số khả năng trả nợ của Dự Án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự  án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.

DSCR trung bình = 1.57 vậy DSCR>1 tức là khả năng trả nợ của dự án khả thi.

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ).

      Phân tích độ nhạy dự án, độ rủi ro của Dự Án.

       Căn cứ phân tích độ nhạy Dự Án :

– Căn cứ vào kết quả dự báo thị trường cũng như nghiên cứu một số dự án cùng loại thực tế đang nghiên cứu thấy rằng : Tất cả các số liệu đầu vào dùng cho phân tích tài chính thì những kết quả đầu vào về doanh thu và chi phí thường biến động nhiều nhất.

– Căn cứ vào quy mô vốn đầu tư của dự án thấy rằng:dự án này thực hiện tương đối thuận lợi, do đó khả năng xảy ra tăng số vốn thực tế so với dự trù vốn ban đầu là rất nhỏ. Do đó, trong phân tích độ nhạy, nhân tố thay đổi số vốn của dự án có thể bỏ qua không xét đến.

– Trong phạm vi dự án mới đề cập xem xét ảnh hưởng thay đổi của doanh thu đến sự thay đổi hiệu quả tài chính, ( còn thay đổi về chi phí trong hoạt động kinh doanh chưa xét đến ).

– Để phân tích độ nhạy của dự án ta chỉ xem xét trường hợp cho thay đổi doanh thu theo xu hướng bất lợi trong khoảng từ 1% đến 10% so với mức doanh thu tính toán ban đầu, còn trường hợp thay đổi theo xu hướng có lợi chưa xem xét đến (thiên về khía cạnh an toàn ).

Phân tính độ nhạy của Dự Án.

– Tính toán và phân tích độ nhạy về tài chính cho Dự Án bao gồm các công việc sau :

– Xác định chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi ( NPV ) khi doanh thu giảm  5%.

– Xác định chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi ( NPV ) khi doanh thu giảm 10%.

– Xác định chỉ tiêu suất thu lợi nội tại ( IRR ) khi doanh thu giảm 5% .

– Xác định chỉ tiêu suất thu lợi nội tại  ( IRR ) khi doanh thu giảm 10%.

( Xem chi tiết bảng phụ lục 11 ).

Phân tính chỉ tiêu EV( NPV ), EV( IRR ) kỳ vọng toán của 2 chỉ tiêu NPV và IRR trong trường hợp có rủi ro :

Giả định Xác xuất doanh thu không đổi là 40%.

Xác xuất doanh thu giảm 5% là 30%.

Xác xuất doanh thu giảm 10% là 30%.

EV( NPV ) = 10%xNPV1+30%xNPV2 + 30%xNPV3= 404.525.173đ

EV( NPV ) = 10%xIRR1+30%xIRR2 + 30%x IRR3 = 13.1%

( Xem chi tiết bảng phụ lục số 9.10.11 ).

Theo kết quả tính toán trên thì trong trường hợp có rủi ro thì Dự Án vẫn đem lại tính khả thi về mặt tài chính.

      6.6 – Đánh giá hiệu quả Xã Hội của dự án.

Dự án đầu tư  kinh doanh “ Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi Giai đoạn II ” không những đem lại hiệu quả kinh tế to lớn mà nó còn góp phần tạo ra việc làm cho người dân và người lao động trong vùng.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch và của chính người dân tại Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh đẹp cho Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu trong con mắt của khách du lịch.

Đây là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường vận tải hành khách ở Điện Biên và Lai Châu. Và sẽ giúp hình thành nên một mạng lưới vận tải phục vụ hành khách một cách chu đáo và kèm theo dịch vụ hoàn hảo.

Khi Dự Án đi vào hoạt động thì sẽ đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu nhất là các ngành kinh tế quan trọng mang tính chiến lựơc của Điện Biên và Lai Châu như là : Thương mại, Du lịch, Hợp tác quốc tế ,…

Đây cũng là một hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Điện Biên và Lai Châu nói riêng.

Tóm lại dự án “ Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi”  là một dự án khả thi và mang lại một hiệu quả xã hôi rất lớn. Dịch vụ này cùng với các mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách đang hoạt động khác sẽ tạo nên một mạng lưới vận tải công cộng nhanh chóng an toàn văn minh đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

      6.7 – Kế hoạch trả nợ vốn vay Ngân Hàng.

– Nguồn trả nợ ( Lợi nhuận sau thuế, Khấu hao, Lãi vay dự án ).

      Kế hoạch trả nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng :

– Việc trả nợ gốc vay được trả đều theo các quý của từng năm ( Theo phương pháp đường thẳng ). Chia đều trong 28 quý của 7 năm.

– Tính theo kỳ hạn quý.

– Lãi vay ngân hàng thương mại là 2.87%/Quý.

– Lãi vay ngân hàng PT Điện Biên là 2.1%/Quý.

– Lãi vay của quý được trả ngay vào cuối quý.

( Tính toán chi tiết theo bảng phụ lục số 12 ).

 

 

 

 

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

      7.1- Kiến nghị.

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, các chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu, với mục tiêu của Dự  Án là đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi kết hợp với các hình thức vận tải hành khách công cộng khác để xây dựng nên một mạng lưới dịch vụ vận chuyển hành khách hoàn hảo đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của người dân Điện Biên và Lai Châu và các vùng lân cận. Đồng thời dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng của chủ đằu tư Dự Án Doanh Nghiệp TNHH Xây Dựng Tư  Nhân Trường Trung  xin kiến nghị một số vấn đề sau.

      – Cơ chế thực hiện :

Chủ đầu tư : Doanh Nghiệp  Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung là chủ đầu tư trực tiếp quản lý vận hành dự án.

Dự án đầu tư  “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ” là một dự án đầu tư mang tính kinh tế và xã hội cao. Đối tượng phục vụ là những người có thu nhập thấp, trung bình và cao trong xã hội có nhu cầu về đi lại nhanh chóng, an toàn, tiện lợi bằng xe Taxi. Dự Án có thể đảm bảo thu hồi nguồn vốn đầu tư nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn cho Điện Biên và Lai Châu. Hơn nữa chủ đầu tư có trụ sở tại chính địa phương của dự  án nên rất hiểu những điều kiện thị trường đầu ra và cơ chế chính sách tại địa phương.

Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý, khai thác thu hồi vốn đầu tư của dự án nhằm hoàn trả các nguồn vốn vay đúng thời hạn của dự án.

      Cơ chế chính sách :

Cho vay ưu đãi đầu tư  đối với 70% vốn đầu tư của dự án qua Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên.

7.2 – Kết luận.

Khi Dự Án Đầu Tư  “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ” đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận những người chưa có việc làm. Góp phần tạo nên một loại hình vận tải hành khách văn minh lịch sự đạt tiêu chuẩn cho Điện Biên và Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư cần phối hợp với Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên và Ngân Hàng Thương Mại để hoàn tất thủ tục giải ngân và quá trình thực thi Dự Án được nhanh chóng.

Trên đây là những nội dung cơ bản của Dự Án Đầu Tư  “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ”  trên địa bàn  Tỉnh Điện Biên và Lai Châu của Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung. Kính đề nghị các bên có liên quan sớm xem xét để Dự Án sớm được triển khai thực hiện.

 

C- CÁC VĂN BẢN, PHỤ LỤC KHÁI TOÁN KÈM THEO.

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN TRƯỜNG TRUNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc ————  ———— DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG TAXI GIAI ĐOẠN II ĐỊA ĐIỂM : THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ THỊ XÃ LAI CHÂU. ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ : DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN TRƯỜNG TRUNG. CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TƯ NHÂN TRƯỜNG TRUNG PHÒNG KINH DOANH PHẠM ANH TRUNG PHẠM VĂN QUANG ĐIỆN BIÊN 8/2007 MỤC LỤC A- GIỚI THIỆU DỰ ÁN: B- NỘI DUNG DỰ ÁN : CHƯƠNG 1 : SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 1.1 – Các căn cứ pháp lý lập dự án đầu tư. 1.2 – Các căn cứ thực tiễn để thực hiện dự án đầu tư. 1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư. 1.4 – Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư. CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN. 2.1 – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện biên và Lai Châu. 2.2 – Phân tích thị trường. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ. 3.1 – Hình thức đầu tư. 3.2 – Nội dung đầu tư. 3.3 – Quy mô đầu tư. 3.4 – Nguồn vốn đầu tư . 3.5 – Tiến độ thực hiện dự án CHƯƠNG 4 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN. 4.1 – Cơ chế tổ chức quản lý dự án . 4.2 – Cơ cấu tổ chức quản lý dự án. 4.3 – Triển khai vận hành dự án. CHƯƠNG 5 : KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ. 5.1 – Các căn cứ tính toán. 5.2 – Tính toán Tổng mức đầu tư. CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ. 6.1 – Nguồn vốn. 6.2 – Thời gian khai thác dự án. 6.3 – Doanh thu của dự án. 6.4 – Chi phí hoạt động của dự án. 6.5 – Phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính. 6.6 – Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án. 6.7 – Kế hoạch trả nợ vốn vay Ngân Hàng. CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. C – CÁC VĂN BẢN, PHỤ LỤC KHÁI TOÁN KÈM THEO. A – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN. 1. Tên dự án : Dự án đầu tư “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi giai đoạn II”. 2. Phạm vi thị trường : Trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong đó địa bàn khai thác kinh doanh chính là Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. 3. Quy mô dự án dự kiến: Thực hiện đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Điện Biên lên địa bàn Thị Xã Lai Châu . 4. Chủ đầu tư: Tên doanh nghiệp : Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung. Truong Trung Construction Pte.Co. Tên doanh nghiệp viết tắt : DN XDTN TRƯỜNG TRUNG Địa chỉ trụ sở chính : Số nhà 69 – Tổ dân phố 13 – Phường Mường Thanh – Thành Phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên. Điện thoại : 023 825420 Fax : 023 825420 Ngành nghề kinh doanh : TT Tên Ngành Mã ngành 1 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi ; 452-5420 2 Sản xuất vật liệu xây dựng. 296 3 Kinh doanh vật liệu xây dựng ( sắt, thép, xi măng ) ; 5143 4 Khai thác vật liệu xây dựng ( Cát, đá, sỏi ) ; 141-1410 5 Kinh doanh vận tải bằng Ôtô ( vận tải hành khách theo tuyến cố định , vận tải hành khách bằng xe buýt , vận tải hành khách bằng xe Taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch, vận tải hàng ). 602-6020 5. Đơn vị lập dự án đầu tư : Phòng kinh doanh của Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung. 6. Hình thức đầu tư : Đầu tư nâng cấp tại thị trường Điện Biên hiện tại là 3 xe Vios và 3 xe Kia Morning lên thành 6 xe Vios và 4 xe Innova. B- NỘI DUNG DỰ ÁN : CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 1.1 – Các căn cứ pháp lý lập dự án đầu tư – Luật Đầu Tư 2005 Của QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 Năm 2005 – Luật Doanh Nghiệp 2005 Của QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 Năm 2005 – Luật Lao Động QH nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 35-L/CTN ban hành ngày 23/6/1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. – Nghị Định số 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. – Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. – Nghị định của Chính Phủ số 44/2003/NĐ-CPngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. – Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ban hành quy định về vận tải hành khách bằng Taxi. – Quyết định số 24/2006/QĐ-BGTVT về ban hành tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ – Ô tô và yêu cầu an toàn chung” – Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. – Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. – Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01 tháng 09 năm 2004 của Bộ Tài chính về thi hành thuế thu nhập doanh nghiệp. – Thông tư số 95/2005/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. – Quyết định số 65/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Điện Biên, ngày 06 tháng 12 năm 2004 Quy định tạm thời về quản lý hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bản tỉnh Điện Biên. – Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6201000188 của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Trường Trung. 1.2 – Các căn cứ thực tiễn để thực hiện dự án đầu tư. 1.2.1 Dựa vào định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện Biên từ năm 2006-2010. + Định hướng chung của tỉnh đến năm 2010 : – Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, khai thác tiềm năng thế mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nhằm tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội. – Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. – Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức Chính trị – Xã hội. + Định hướng về mặt kinh tế : – Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 9-10%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 500USD/năm – Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp tăng bình quân 5%/năm. – Công nghiệp và Xây dựng cơ bản tăng 12%/năm. – Dịch vụ tăng 10%/năm. – Cơ cấu kinh tế theo định hướng nêu trên là : Đơn vị tính:% Hạng mục Năm 2003 Năm 2005 Dự kiến Năm 2010 Tổng số 100 100 100 – Nông – lâm nghiệp 37,55 34,99 28,82 – Công nghiệp và xây dựng 25,83 26,97 28,41 – Dịch vụ 36,62 38,04 42,77 – Tổng sản lượng lương thực đạt 230 ngàn tấn. – Nâng độ che phủ của rừng lên 54%. – Kim ngạch XK hàng hóa đạt 12 triệu USD. – Lượng khách du lịch tăng 13,5%, doanh thu xã hội từ du lịch tăng 21%/năm + Định hướng về mặt xã hội : – Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,1- 0,12%. – Dân số được phủ sóng phát thanh & truyền hình đạt 100%. – Giảm số hộ nghèo xuống dưới 5%. – Nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt từ điện lưới chung lên 80%. – Số xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%. + Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên : – Tăng cường phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch toàn diện, bền vững, có hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc Tây Bắc. Từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tăng cho GDP của tỉnh, gắn liền du lịch với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch: – Đầu tư tôn tạo hệ thống các di tích Lịch sử – Văn hóa tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch, bổ trợ cho quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ. – Đầu tư nâng cấp một số bản văn hóa dân tộc điển hình ( chủ yếu là bản người Thái Tây Bắc) để tăng thêm sự thu hút khách bằng các giá trị văn hóa bản địa. – Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư. Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch: – Nâng cấp và xây dựng các khách sạn, trong đó đặc biệt chú ý các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khách sạn có tính “dân tộc, dân dã” để phục vụ mọi đối tượng khách du lịch. – Đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như : Công trình thể thao tổng hợp; khu hội chợ triển lãm ( trung tâm thương mại tổng hợp ), khu hội nghị, hội thảo gắn với các khu vui chơi, giải trí, khu di tích lịch sử, khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái – Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa phương phục vụ các món ăn mang đặc trưng văn hóa Tây Bắc, đồng thời nâng cao chất luợng các món ăn Âu, Á khác phục vụ các nhu cầu đa dạng của du khách. Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí : – Đầu tư các hạng mục công trình văn hóa – thể thao, hội nghị – hội thảo – hội chợ triển lãm tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. – Đầu tư hệ thống công viên vui chơi giải trí ở các khu du lịch trọng điểm, các khu kinh tế cửa khẩu. – Đầu tư xây dựng hệ thống công viên nhỏ với thảm hoa, cây cảnh đan xen giữa các phố, gần các nhà hàng, khách sạn trong nội thị xã, thị trấn tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho công đồng dân cư : – Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển. – Đào tạo và đào tạo lại lao động nghiệp vụ, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ khách sạn, nhà hàng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thể loại và chất lượng sản phẩm du lịch – Đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo, quản lý khu du lịch, vui chơi giải trí. – Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng cho những người được hưởng lợi từ du lịch để họ có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. + Các thế mạnh và lợi thế để Tỉnh Điện Biên để thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 : – Đất chưa sử dụng còn khá nhiều ( hơn 500.000ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên ) có thể phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc… – Có di tích lịch sử Điện Biên Phủ và nhiều điểm du lịch hấp dẫn gắn với địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, có bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là một lợi thế để tỉnh phát triển mạnh du lịch, dịch vụ. – Có chung đường biên giới với Lào và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Với Lào có cửa khẩu Tây Trang, với Trung Quốc có thể mở cửa khẩu A Pa Chải để mở rộng giao lưu với khu vực Tây nam Trung Quốc và Đông bắc Mianma… Đây là những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên có thể mở mang phát triển. – Là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Tây Bắc với các nước Lào, Trung Quốc. – Có cảng hàng không Điện Biên Phủ đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng để tiếp nhận các chuyến bay trong nước và quốc tế. 1.2.2 Định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Lai Châu từ năm 2006-2010. + Định hướng chung của tỉnh đến năm 2010 : – Giữ vững ổn định chính trị, đại đoàn kết dân tộc, coi việc ổn định chính trị và đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội đã đề ra. – Đẩy mạnh khai thác nguồn lực của tỉnh, thu hút tối đa ngoại lực nhất là sự giúp đỡ của trung ương phục vụ cho phát triển toàn diện địa phương theo hướng đã xác định. Đó là : phát triển kinh tế Nông – Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm lớn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, phát triển các loại cây là thế mạnh của địa phương như: chè, thảo quả, và đưa cây cao su vào trồng tại một số khu vực phù hợp. – Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, trường học, y tế. Xây dựng trung tâm thị xã và các huyện lỵ, tạo thành hệ thống đô thị trong toàn tỉnh. – Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng làng, bản văn hóa mới, xây dựng nông thôn các dân tộc, xóa đói, giảm nghèo, để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị. – Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, xóa các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, làm cho chất lượng hoạt động mọi mặt của đời sống xã hội ở tất cả các địa bàn trong tỉnh bảo đảm phát triển nhanh, mạnh, bền vững. – Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu chiến lược đã quyết định; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. – Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị mạnh từ tỉnh đến cơ sở, trong đó, chú trọng đặc biệt đến cơ sở. Thực hiện tốt Nghị quyết của tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tăng cường phát triển đảng để 100% thôn, bản có đảng viên; tăng cường quan hệ giữa Đảng với nhân dân tạo tư tưởng đồng thuận, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra. – Thực hiện thành công công tác tái định cư cho các hộ dân ở các công trình thủy điện trên địa bàn, bảo đảm cho đời sống nhân dân ở những khu tái định cư tốt hơn nơi ở cũ. – Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của địa phương, phấn đấu đến năm 2010 đạt 10 triệu USD. Tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả sự hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. + Định hướng về mặt kinh tế : – Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân trên 10%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 400USD/năm – Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp tăng bình quân 6%/năm. – Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 17%/năm. – Dịch vụ tăng 10%/năm. – Cơ cấu kinh tế theo định hướng nêu trên là: Đơn vị tính:% Hạng mục Năm 2003 Năm 2005 Dự kiến Năm 2010 Tổng số 100 100 100 – Nông – Lâm nghiệp 45,5 37 32 – Công nghiệp và Xây dựng 25,5 32 35 – Dịch vụ 29 31 33 – Tổng sản lượng lương thực đạt 150 ngàn tấn. – Giá trị sản xuất công nghiệp 280 tỷ đồng. – Tổng sản lượng xuất khẩu hàng hoá đạt 10 triệu USD. – Tổng giá trị Thương mại – Dịch vụ 500 tỷ đồng. – Lượng khách du lịch tăng 15%, doanh thu xã hội từ du lịch tăng 18%/năm + Định hướng về mặt xã hội : – Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ dưới 0,3%. – 100% số xã có trạm y tế xã và cán bộ y tế. – Dân số được phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 90%. – Giảm số hộ nghèo xuống dưới 10%. – Nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt từ điện lưới chung lên 80%. – Số xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100% + Định hướng về mặt Du lịch : Quan điểm: – Trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài ư¬u tiên đầu tư¬ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. – Phát triển du lịch tại địa phương đặt trong mối quan hệ t¬ương tác của sự phát triển du lịch trong khu vực, toàn quốc và trên thế giới. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Mục tiêu: – Tốc độ tăng trưởng ngành Du lịch bình quân hàng năm đạt từ 15 – 20 %. – Doanh thu đạt 30,5 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 45 tỷ đồng năm 2010. – Khách du lịch đến với Lai Châu năm 2006 đạt : 47.057 lượt, tăng lên 80.000 lượt năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 4.243 lượt năm 2006, tăng lên 10.000 lượt người năm 2010. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng bá : – Đầu t¬ư thích đáng cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, tiếp thị. – Phương pháp quảng bá: Biên soạn, ban hành ấn phẩm, phát hành rộng rãi phim ảnh, tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Xây dựng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch: – Trên cơ sở những chính sách, pháp luật của nhà n¬ước được vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương để xây dựng các chính sách theo hư¬ớng: – Tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng ở mức cao nhất theo quy định, về ưu đãi cho các dự án đầu tư¬ trực tiếp nước ngoài và dự án đầu tư¬ trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, để đầu tư¬ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. – Đơn giản hoá thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. – Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân tìm kiếm, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương nhân tiếp cận với những loại hình dịch vụ hiện đại … – Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ phát triển tài nguyên du lịch theo hướng thống nhất tập trung ở cấp tỉnh, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở (huyện, xã, thôn bản …). Xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan và chính quyền địa phương. + Các thế mạnh và lợi thế để Tỉnh Lai Châu để thực hiện được mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 : – Lai Châu có thế mạnh về vị trí địa lý và về đất đai, kinh tế cửa khẩu, nguồn tài nguyên nước để phát triển ngành công nghiệp thủy điện. Qua khảo sát sơ bộ, Lai Châu có trên 100 điểm khoáng sản với nhiều chủng loại : Đồng, sắt, đất hiếm, chì, đá đen, đá vôi… có khả năng khai thác chế biến xuất khẩu. – Được sự quan tâm, đầu tư của Trung Ương, hiện nay Lai Châu đã triển khai xây dựng một số nhà máy thủy điện lớn và các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng,… tạo tiền đề cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. – Bên cạnh đó là tiềm năng văn hóa phong phú và đa dạng của 20 dân tộc anh em có thể khai thác, phát huy phục vụ phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tộc người. 1.2.2. Thực trạng giao thông công cộng của Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Lai Châu Tỉnh Điện Biên : – Hiện nay toàn tỉnh có trên 4.000 km đường bộ, trong đó 3 tuyến quốc lộ dài 359 km; 5 tuyến tỉnh lộ dài 153,2 km; 67 tuyến huyện lộ dài 926,1 km; đường liên xã dài 458,7 km; đường GTNT dài 1.777,6 km; đường nội thị 172km; đường hành lang biên giới dài 305,7 km và 563,2 km đường tuần tra biên giới. Năm 2006, Điện Biên dẫn đầu cả nước về đảm bảo An toàn giao thông. – Hệ thống giao thông đường bộ có những ưu điểm là : Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6 Quốc lộ 12. Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng ( Lai Châu ) là 195km. Quốc lộ 279 : Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km. Tỉnh có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ. – Tuy nhiên hệ thống giao thông trên địa bàn Tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn : Tỷ trọng mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên thấp hơn bình quân chung cả nước. Toàn tỉnh hiện còn 5/106 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hạ tầng giao thông đường thuỷ chưa được đầu tư xây dựng. Sân bay Điện Biên Phủ đảm bảo cho 4 máy bay đỗ, đường băng dài 1,8km. Công suất nhà ga đảm bảo phục vụ 150 khách vào giờ cao điểm, nhưng hoạt động hàng không mới chỉ khai thác trên tuyến Hà Nội – Điện Biên ( và ngược lại ). Tỉnh Lai Châu : – Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Tp Điện Biên Phủ tới Trung Quốc ( qua cửa khẩu Ma Lu Thàng ), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn Sa Pa ( Lào Cai ). Thị xã Lai Châu cách Hà Nội khoảng 402km ( qua Lào Cai ). – Hiện nay 146/156 xã phường có đường ôtô tới trung tâm. – Tỉnh Lai Châu đã thực hiện 256 công trình thuộc chương trình 135 trong đó chủ yếu là xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn. 1.2.3 Căn cứ vào thực tế kinh doanh hoạt động vận tải Taxi của công ty trong thời gian qua. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi của công ty trong thời gian qua đã đạt được những bước tiến hết sức khả quan. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh vào cuối năm 2006 công ty mới chỉ đưa 3 xe hoạt động và ngay sau vài tháng công ty nhận thấy thị trường cung vẫn chưa đủ cầu cho nên tiếp tục đưa thêm 3 xe nữa vào hoạt động. Và kết quả kinh doanh không ngoài dự tính của công ty. Hiện tai sau một năm hoạt động thị trường đã thay đổi rất nhiều nhu cầu sử dụng xe Taxi của khách hàng ngày càng tăng, thị trường khách hàng cũng ngày càng mở rộng. Bước đầu đã tạo được thương hiệu mạnh, và thế đứng vững chắc trên địa bàn Điện Biên. Với những kinh nghiệm thực tế trong thời gian kinh doanh và với sự thay đổi một cách tích cực của thị trường như vậy nên công ty đã tiếp tục nghiên cứu thị trường và lập nên dự án này để góp phần vào sự phát triển của công ty cũng như đóng góp cho sự phát triển về mặt Kinh tế – Xã hội của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu 1.2.4 Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Thị trường xe Taxi tỉnh Điện Biên : Tại Điện Biên chỉ có duy nhất hãng Taxi Điện Biên Phủ hiện đang có sáu chiếc xe Taxi ( 3 xe Vios và 3 xe KIA Morning). Với chất lượng phục vụ tận tình chu đáo, luôn làm hài lòng khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng và thoải mái khi đi xe. Trên địa bàn có 8 chiếc xe Taxi “dù” hiện đang hoạt động trên địa bàn. Những loại xe Taxi này đa số là những loại xe đã quá huặc sắp hết niên hạn sử dụng. Hoạt động không có đăng kí kinh doanh với Sở Kế Hoạch Đầu Tư, không Logo thương hiệu. Hoạt động một cách tự phát nên xảy ra tình trạng tranh giành khách tại những nơi trung tâm đặc biệt là sân bay làm nên một hiện tượng thiếu văn minh ở một thành phố du lịch. Các loại xe này đưa ra mức giá theo cảm hứng tạo cho khách hàng mất lòng tin và là ấn tượng không tốt khi tới Điện Biên. Hơn nữa việc không quản lý các đội lái xe “ dù “ này gây ra hiện tượng như vận chuyển các hàng quốc cấm, ma tuý mại dâmvà những sự việc xảy ra trong quá trình vận hành xe trên đường do Thành Phố Điện Biên có đường biên giới rất nhạy cảm nên để tình trạng hoạt động trôi nổi không đúng với quy định của nhà nước về cấp phép kinh doanh vận tải bằng Taxi là rất nguy hiểm. Thị trường xe Taxi Tỉnh Lai Châu : Trên thị trường Lai Châu hiện đã có một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi hoạt động tuy nhiên mức giá của đơn vị này ở mức cao không hợp lý, nên không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể thấy rằng thị trường này là một thị trường tiềm năng rất lớn. Lượng khách hàng có nhu cầu đi xe hiện tại đang ngày càng phát triển. Kết luận : Thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu hiện tại đang là thị trường mở và cơ hội là rất lớn cho các nhà đầu tư . Hiện tại Công Ty Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung là công ty duy nhất đang kinh doanh hoạt động vận tải hành khách bằng xe Taxi tại Điện Biên, cho nên ưu thế là rất lớn. Và với ưu thế như vậy nên công ty đã lập nên dự án kinh doanh này góp phần phát triển loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi, và góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc nói chung và Tỉnh Điện Biên và Lai Châu nói riêng. 1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư. Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý từ 20 độ 54’- 22 độ 33’ vĩ độ Bắc và 102 độ 10’ – 103 độ 36’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có đường biên giới chung với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu quốc tế Tây Trang, và cho đến năm 2010 sẽ hoàn thành nâng cấp của khẩu A Pa Chải – Long Phú và Huổi Puốc thành Cửa Khẩu Quốc Gia . Đây là những cửa khẩu quan trọng để Tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Ngoài ra tỉnh còn có sân bay Điện Biên đang được chính phủ đầu tư nâng cấp để từng bước trở thành sân bay quốc tế có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra tỉnh Điện Biên còn có tiềm năng du lịch lớn, với nhiều di tích cách mạng lịch sử trong đó có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng…là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử . Bên cạnh đó còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều hang động, nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hồ nước lớn… hợp thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, và các lễ hội mang đậm tính dân tộc của đồng bào các dân tộc anh em. Với nhiều điều kiên thuận lợi như vậy cùng sự đầu tư chiến lược mang tính định hướng của tỉnh uỷ hàng năm đã có hàng trăm ngàn lượt du khách đến với Điện Biên. Trên địa bàn thị xã Lai Châu cũng hiện đang là một thị trường tiềm năng bởi Lai Châu là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch . Thị xã Lai Châu là trung tâm của tỉnh uỷ nên lượng khách du lịch và công tác ghé qua rất lớn . Hiện tại tại địa bàn Tỉnh Điện Biên chưa có hãng Taxi chính thức nào ngoài hãng Taxi Điện Biên Phủ hoạt động, trên địa bàn Lai Châu hiện vừa có một đơn vị kinh doanh hoạt động vận tải bằng xe Taxi đi vào hoạt động, ngoài ra chỉ có các tuyến xe ca liên tỉnh, liên huyện hoạt động. Nhưng chính những tuyến xe ca này cũng không phục vụ tốt được nhu cầu của người dân và khách du lịch ( do đón bắt khách dọc đường, thái độ phục vụ, tiện nghi của xe…). Tại Thành Phố Điện Biên cũng đã có một số xe Taxi dù hoạt động, tuy nhiên đây đa phần là những xe taxi đã quá hạn sử dụng từ rất lâu và không có chế độ bảo hiểm hành khách, không có đóng thuế và phúc lợi xã hội. Chính vì lí do này mà thị trường xe Taxi của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu gần như bỏ ngỏ. Do có những điều kiện thuận lợi như vậy cùng với sự nghiên cứu phân tích thị trường kỹ lưỡng Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung đã nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường vận tải hành khách bằng xe Taxi . Và có thể thấy rằng việc đầu tư và phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe Taxi của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. 1.4 – Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án đầu tư. Mục tiêu: Tiến hành đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Tỉnh Điện Biên lên địa bàn Lai Châu. Đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch và của chính người dân tại Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh đẹp cho Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu trong con mắt của khách du lịch. Góp phần tạo nên công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Xây dựng Thương hiệu Taxi Điện Biên Phủ trở thành một thương hiệu mạnh với đội ngũ lái xe Taxi và cán bộ trực tổng đài trung thực, phục vụ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, văn minh lịch sự theo đúng tiêu chuẩn của bộ giao thông vận tải, giá cả phải chăng mang tính cạnh tranh cao. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Dự Án là nghiên cứu phân tích thị trường vận tải hành khách bằng Taxi, đề xuất phương án huy động vốn, đưa ra giải pháp đầu tư và giải pháp vận hành quản lý dự án. Làm cơ sở cho các bước triển khai tiếp theo của dự án. – Tính toán tổng mức đầu tư : Từ đó đề xuất lên các phương án kinh tế hiệu quả nhất cho chủ đầu tư. – Nghiên cứu phân kỳ tiến độ đầu tư. – Tính toán hiệu quả đầu tư Dự Án. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 2.1 -Khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh Điện biên và Lai Châu. Tỉnh Điện Biên : – Vị trí địa lý: Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là : 9.554,107 km2, có toạ độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km , phía Tây Nam giáp 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 360 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 9.554,107 Km2. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp : 108.158ha chiếm 11,32%, diện tích đất lâm nghiệp: 348.049ha chiếm 37%, đất chưa sử dụng còn: 528.370ha (trong đó đất đồi núi là 512.150ha chiếm 96,9%), cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc ( khoảng 3.000ha ). Dân số : 460.734 người ( năm 2006 ). – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội : Năm 2006, tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Điện Biên tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh đạt 10,2%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 6,45%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,84%, dịch vụ tăng 12,91%, thu nhập bình quân đầu người đạt 263 USD/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 620 tỷ đồng, tăng 9,04% so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 270 tỷ đồng, tăng 17,63% so với năm 2004. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đạt 940 tỷ đồng, tổng thu ngân sách ước đạt trên 1.271 tỷ đồng. Tỉnh Lai Châu : – Vị trí địa lý : Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và có chung đường biên giới là 273 km. Phía Tây và Tây Nam giáp Điện Biên, Sơn La. Phía Đông giáp Lào Cai. Phía Nam, Đông Nam giáp Sơn La và Yên Bái. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu, cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía Đông Nam. Diện tích tự nhiên của Lai Châu : 9.071 km2 Dân số: 320.000 người ( 2006 ). Lai Châu gồm nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, song chủ yếu là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới núi cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiệt độ cao, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình năm 220C, 61% và 1.500-2.750mm. Là một tỉnh biên giới vùng đầu nguồn sông Đà, Lai Châu có vị trí quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng, bảo vệ phòng hộ rừng đầu nguồn điều tiết nguồn nước phục vụ cho các công trình thuỷ điện quốc gia và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng về phát triển kinh tế. – Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội : Nền kinh tế của Lai Châu tăng trưởng với tốc độ khá, GDP từ năm 2004 – 2006 bình quân đạt hơn 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đã xác định: tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đạt 25,5%, tăng 2,78% so với năm 2003, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ đạt 29%… Các ngành, các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá. Một số ngành, lĩnh vực bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, năm 2006, đạt trên 100 nghìn tấn lương thực. Giá trị sản xuất hàng công nghiệp năm 2006 đạt gần 200 tỉ đồng; mức tăng trưởng trong 2 năm 2005 – 2006 đạt 16,7%. Ngành thương mại, dịch vụ được đẩy mạnh và phát triển, năm 2006 đạt hơn 400 tỉ đồng. 2.2 – Phân tích thị trường. 2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Điện Biên và Tỉnh Lai Châu. Tỉnh Điện Biên : Điện Biên là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch : Lịch sử, văn hóa, sinh thái tự nhiên. Với vị trí tiểu vùng du lịch Tây Bắc, tài nguyên du lịch Tỉnh Điện Biên được đánh giá như sau: o Tài nguyên du lịch lịch sử: Điện Biên có vị trí chiến lược rất quan trọng, qua nhiều thời kỳ lịch sử còn để lại những di tích có giá trị nhân văn, trong đó nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm : Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập. Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp ( Khu hầm Đờ cát ). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của vùng Tây Bắc mà còn của cả nước. Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Điện Biên là nơi cư trú của 21dân tộc anh em. ở đây có truyền thống văn hóa phong phú được thể hiện qua các lễ hội. Một số lễ hội chủ yếu của tỉnh Điện Biên. + Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ: Là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn. Thành phố Điện Biên được biết đến với Trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, Lực lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ. Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử. Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu bằng cuộc mít tinh ôn lại những trang sử hào hùng. Sau lễ mít tinh là những hoạt động chào mừng làm cho không khí của ngày lễ thêm tưng bừng, phấn khởi. + Lễ Hội Thành Bản Phủ: Là lễ hội lớn, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Lễ hội được tổ chức vào các ngày 24 và 25 tháng Hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương. + Hạn khuống giao duyên: Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện. Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy mà Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi + Hội hoa Ban: Hàng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa Ban. Cứ đến ngày trẩy hội hoa Ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa Ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc Ban xanh mướt. Hội hoa Ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc, là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ, là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn. o Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên: Điện Biên là tỉnh có nhiều hang động, nhiều nguồn nước khoáng, nhiều hồ nước lớn… hợp thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, trong đó phải kể đến : Rừng nguyên sinh Mường Nhé, các hang động tại Pa Thơm ( Điện Biên ), Thẩm Púa ( Tuần Giáo ), các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va, các hồ Pá Khoang (600 ha ), Pe Luông ( 25 ha ), Huổi Phạ ( 30ha )… Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không những có giá trị trong phát triển du lịch mà còn rất thuận lợi trong việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng và chữa bệnh. o Tài nguyên du lịch văn hóa: Bên cạnh các loại hình văn hóa vật thể, Tỉnh Điện Biên còn có tiềm năng phong phú về văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng. Trong đó điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H’ Mông. Về văn hóa dân gian có kho tàng ca dao dân ca, truyện cổ tích của các dân tộc, các lễ hội truyền thống, các di chỉ khảo cổ… Tất cả hợp thành sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Đó cũng là tài nguyên du lịch phong phú để phát triển các loại hình du lịch, văn hóa thu hút khách du lịch. Du khách đến với Điện Biên sẽ được thăm quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu ”, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với hoa Ban trắng, ruộng bậc thang, những cánh rừng nguyên sinh, thăm và tìm hiểu nét văn hóa của các bản dân tộc và thưởng thức các món ăn đặc sản như : Mật ong, rượu ong, rượu chít, các loại gạo như nếp cẩm, nếp than, gạo trắng vừa thơm vừa dẻo, cơm lam, cá nướng, món lạp của dân tộc Thái.v.v… Đây có thể coi là nguồn tài nguyên du lịch vô tận của Điện Biên trong sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương Tỉnh Lai Châu: o Tiềm năng du lịch tự nhiên. Lai Châu là tỉnh miền núi cao, với diện tích tự nhiên rộng lớn, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối, thác nghềnh… rất có sức hấp dẫn với du khách. Lai Châu có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, là nơi sinh sống của 20 dân tộc mang nhiều bản sắc văn hoá khác nhau, trong đó có nhiều bản làng dân tộc với phong tục tập quán còn nguyên sơ và chỉ riêng có đối với Lai Châu. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn quý báu. Với vị trí địa lý quan trọng và hệ thống quốc lộ với nhiều tuyến nối liền với các địa phương trong nước, đặc biệt giữ được vị trí là cầu nối giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng Điện Biên Phủ và Sa Pa. Là mắt xích quan trọng trên toàn tuyến của dự án phát triển “ Hành lang quốc tế ”, từ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Lạng Sơn – Lào Cai – Vân Nam ( Trung Quốc ). Lai Châu có Cửa Khẩu Quốc Gia Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc, có khu kinh tế cửa khẩu hoành tráng được khai trương ngày 01/12/2005… tạo nên khả năng đón khách trong tương lai rất lớn, khi hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng tiếp tục được kêu gọi đầu tư và nâng cấp… Một số cảnh quan thiên nhiên nổi bật của Tỉnh Lai Châu : + Động Bình Lư : Nằm kề đường 4D – con đường nối liền Thị xã Lào Cai, Sa Pa, Thị xã Lai Châu với Điện Biên Phủ. Khu vực động có cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh Phan Xi Păng nổi tiếng quanh năm ẩn hiện trong mây trắng, hợp cảnh cùng dòng Nậm Giê uốn lượn quanh co luẩn khuất trong những dãy núi. Động thuộc địa phận xã Bình Lư¬, huyện Tam Đường cách Sa Pa 50 Km. Động có tên xưa gọi là động Đán Đón, hiểu theo nghĩa phổ thông là động Đá Trắng, ngày nay người ta thường gọi là động Tiên Sơn hoặc động Bình Lư. Động gồm 49 khoang ( 49 cung ) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng vào sâu các cung càng lớn. Trong Động có nhiều thạch nhũ muôn hình muôn vẻ, mầu sắc huyền ảo. Nét đặc trư¬ng là lòng Động có dòng suối trong vắt chảy qua, luồn lách qua các cung động suốt bốn mùa. Tạo cho ng¬ười xem cảm giác thú vị xen lẫn ngỡ ngàng. + Thác Tắc Tình: Thác Tắc Tình thuộc địa phận xã Bình Lư¬, huyện Tam Đư¬ờng, gần Động Bình Lư, cách Quốc lộ 4D : 2,5 Km. Thác cao hơn 50 m, gồm 2 tầng nước chảy quanh năm. + Cảnh quan dọc sông Đà: Thị Xã Lai Châu là nơi hội l¬ưu của dòng Nậm Na và sông Đà. Xuôi dòng theo hướng Đông Nam qua huyện Sìn Hồ, rồi tiếp theo hướng Tây Nam vài chục Km. Du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, những mái nhà lợp bằng đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây. Hai bên bờ sông thấp thoáng những bản làng của người dân tộc thiểu số đa màu sắc, tạo thành nét chấm phá giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chắc chắn du khách sẽ cảm thấy khoan khoái dễ chịu trước không gian trầm lặng, thoáng đạt, mát mẻ với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây thích hợp cho loại hình du lịch sông nư¬ớc trên thuyền, vừa vọng cảnh vừa thưởng thức những làn điệu dân ca Thái và những món ăn đặc sản của họ. Lai Châu có nhiều cao nguyên với độ cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như : Cao nguyên Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San… Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như : Đỉnh Phan Xi Păng (3.143m), dãy PUXAMCÁP ( cao trên 1.700 m ), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu… Suối nước nóng, nước khoáng và nhiều đặc sản tự nhiên khác là sản vật thiên nhiên riêng tặng cho Lai Châu có thể hình thành được các khu nghỉ dưỡng kết hợp với loại hình vui chơi, giải trí rất hiệu quả : Như núi đá Ô, động Tiên ( Sìn Hồ ); suối nước nóng Vàng Bó ( Phong Thổ ); suối nước nóng Nà Đông, Nà Đon ( Tam Đường ); suối nước khoáng ( Than Uyên ); … và các hồ thuỷ điện lớn khác. o Tài nguyên Du lịch nhân văn. Lai Châu mang bản sắc văn hoá rất đa dạng của 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng, có nghề dệt vải truyền thống, có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, phong tục, luật tục, và văn học, có hát thơ, đối đáp giao duyên rất phong phú. Dân tộc H’Mông có trang phục đa dạng về mầu sắc, kiểu dáng, có vốn văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc, có khèn môi, khèn lá, khèn bè… và những điệu múa ô duyên dáng. Tất cả là niềm tự hào của các dân tộc sống trên vùng đất Lai Châu, là nguồn cảm hứng vô tận để Du khách đến thăm quan, nghiên cứu và tìm hiểu. o Tiềm năng Du lịch hang động Thị Xã Lai Châu. Khu du lịch PUXAMCÁP cách thị xã Lai Châu 6 km về phía Tây Nam, bạn sẽ bất ngờ khi giữa khu rừng nguyên sinh rộng hàng ngàn ha, là một hệ thống hơn 10 hang động nguyên sơ đẹp lạ lùng chưa từng bị tác động của bàn tay con người, với muôn ngàn khối nhũ đá kỳ ảo sáng lấp lánh với muôn hình vạn trạng…hấp dẫn du khách o Tiềm năng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch. Tại Thị Xã Lai Châu Quảng Trường Trung tâm tỉnh : Quảng Trường Nhân dân, là quảng trường trung tâm của tỉnh, đối diện với Trung Tâm Hội Nghị Văn Hoá tỉnh qua Đại lộ Lê Lợi ( đường 60m ). Quảng trường có quy mô 5,3 ha, chiều dài 340m, chiều rộng 190m. Quảng Trường Nhân Dân là một công trình văn hoá của tỉnh, nơi diễn ra các hoạt động mít tinh, diễu hành kỷ niệm các ngày lễ lớn, nơi vui chơi, giải trí, sinh hoat văn hoá, văn nghệ của nhân dân; là nơi tập trung đông khách từ các địa phương khác đến dự các buổi lễ lớn tổ chức tại tỉnh cũng như du khách đến du lịch tại tỉnh, đồng thời là điểm nhấn trong các điểm Du lịch – Văn hoá của tỉnh. Cùng với con sông Đà, dãy núi PUXAMCÁP với độ cao trên 1.700m, chiều dài dãy núi như một dải xuyên suốt toàn tỉnh, hình thành một thế sơn thuỷ hữu tình, non sông hùng vỹ, kỳ bí, tạo cho Lai Châu sự cuốn hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước. 2.2.2. Thị trường khách hàng hiện tại. Đối tượng khách hàng sử dụng xe Taxi Phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu đi lại với yêu cầu cao về thời gian và chất lượng phục vụ : Nhanh chóng, an toàn, tiện nghi và vận chuyển hành khách tại các tuyến đường hẹp mà các loại xe khác không thể đi được. Đối tượng chủ yếu sử dụng xe Taxi là : Cán bộ, công chức nhà nước, khách du lịch, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Chi tiết nghiên cứu thị trường khách hàng sử dụng xe taxi : + Thị trường khách du lịch : Điện Biên : Với thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Điện Biên, từ năm 1995 cho đến nay lượng khách du lịch đến với Điện Biên ngày càng tăng. Trong năm 1995 Tỉnh Điện Biên đã đón 42.000 lượt khách du lịch nhưng đến năm 2006 lượng khách du lịch đến với Điện Biên là 130.000 lượt khách tham quan tăng gấp 3 lần so với năm 1995, trong đó khách quốc tế 16.000 lượt, doanh thu khoảng 61,5 tỷ đồng. Du lịch đã trở thành mũi nhọn trong phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh. Năm 2007, ngành Thương mại – Du lịch tỉnh dự ước sẽ đón 175 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 20 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt từ 70 tỷ đồng trở lên. Mặc dù thời gian qua mưa lớn kéo dài, hệ thống giao thông đang sửa chữa, việc đi lại khó khăn nhưng lượng khách du lịch vào địa bàn khá ổn định. Tính đến đầu tháng 8/2007, toàn tỉnh đón 114 nghìn lượt khách du lịch, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2006. Tổng doanh thu thu từ hoạt động du lịch 45 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006. Kể từ khi khai thông Cửa Khẩu Quốc Tế Tây Trang, Công ty Du lịch Công đoàn đón trên 120 lượt khách quốc tế qua cửa khẩu Tây Trang. Tổng cục Du lịch cấp 2 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, Sở Thương Mại – Du Lịch cử hai cán bộ tổ chức khảo sát tìm hiểu chính sách đầu tư, thị trường khách du lịch tại các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc). Lai Châu. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Lai Châu cũng rất lớn, từ năm 2005 Tỉnh Lai Châu đã đón 40.200 lượt khách du lịch nhưng đến năm 2006 lượng khách du lịch đến với Lai Châu là 47.057 lượt khách tham quan tăng lên 17% so với năm 2005, trong đó khách quốc tế 4.243lượt, doanh thu khoảng 30.5 tỷ đồng. + Các thị trường khác : Các thị trường khác hiện tại là : Cán bộ, công chức nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Theo các kết quả điều tra xã hội học trong giao thông ở Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu cho thấy. Tuỳ theo mức thu nhập của từng nhóm dân cư, tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu đi lại tối đa giao động ở mức từ 10 đến 15% thu nhập. Thành phần đi lại tích cực ở Điện Biên hiện nay có thể phân thành năm nhóm mức thu nhập và phương tiện đi như bảng thống kê sau : STT Nhóm dân cư Thu nhập bình quân( 1000đ/N/Th) Phương tiện đi lại thường xuyên 1 Thu nhập cao Trên 10.000 ô tô riêng, Taxi 2 Thu nhập khá 4.000 – 9.000 Xe máy Taxi 3 Thu nhập trung bình 1.200 – 3.000 Xe máy, xe đạp 4 Thu nhập thấp 800 – 1.000 Xe máy, xe đạp 5 Thu nhập đặc biệt thấp Dưới 800 Xe đạp Giá cước Taxi hiện tại : Qua khảo sát thực tế giá cước của các hãng Taxi đang hoạt động trên địa bàn Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Giá cước Taxi tại hai địa bàn này như sau : + Xe Vios : – 1,2 Km đầu : 12.000đ. – Từ 5 – 20 Km tiếp theo : 8.000đ/1km. – Từ 21 – 100 Km tiếp theo : 7.000đ/1km. – Trên 100 km : 5.500đ/1km. – Thời gian chờ : Từ 20.000đ/ giờ. Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút. + Xe Kia Morning : – 1,2 Km đầu : 10.000đ. – 2 – 20 Km tiếp theo : 7000đ/km – Trên 20 km : 5.500đ/km – Thời gian chờ : Từ 20.000đ/giờ. Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút. 2.2.3. Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường vận tải hành khách bằng xe Taxi đến năm 2010. + Thị trường khách du lịch : Điện Biên Để khai thác tối đa tiềm năng du lịch, ngày 13/10/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 230/QĐ – TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó có mục : Xây dựng Điện Biên thành trung tâm du lịch tầm cỡ của vùng Tây Bắc, và là trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch Quốc Gia. Đến năm 2010, Điện Biên thu hút khoảng 300.000 lượt khách ( khách quốc tế 50.000 lượt ), và năm 2020 đón khoảng 500.000 lượt khách ( khách quốc tế 100.000 lượt ). Đồng thời với định hướng trên là tổ chức không gian du lịch: Thành Phố Điện Biên Phủ là trung tâm du lịch chính, điểm đầu mối cho các hoạt động du lịch của tỉnh, cũng là điểm dừng chân quan trọng trong hành lang du lịch vùng Tây Bắc và phụ cận. Điện Biên sẽ hình thành 2 tuyến du lịch trọng điểm: dọc quốc lộ 12 và quốc lộ 4D ( cửa khẩu Tây Trang – T.P Điện Biên Phủ – Thị Xã Mường Lay – Lai Châu – Lào Cai ), tuyến dọc quốc lộ 279 ( T.P Điện Biên Phủ – Tuần Giáo – Đèo Pha Đin – Sơn La ) và ngược lại. Ngoài ra sẽ hình thành một số tuyến du lịch phụ với vai trò bổ trợ, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách. Lai Châu Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh Lai Châu trong tương lai là rất lớn đặc biệt là du lịch tự nhiên, dự kiến tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân hàng năm là từ 15-20%/năm. Theo tính toán thì đến năm 2010 lượng khách du lịch đến với Lai Châu là 80.000 lượt người/năm trong đó có 10.000 lượt khách du lịch quốc tế và ước tính doanh thu từ du lịch lên đến 45 tỷ đồng. + Thị trường khác : Các thị trường khác trong tương lai vẫn là : Cán bộ, công chức nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thương gia và một bộ phận dân cư có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Những thị trường này hiện đang ngày càng phát triển do kinh tế ngày càng phát triển, mức sống trung bình cao lên. Các bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, doanh nghiệp với số lượng ngày càng tăng lên. Và bộ phận dân cư có mức thu nhập trung bình và cao tăng lên theo sự phát triển của xã hội. 2.2.4. Thế mạnh của dòng xe Vios và Innova. Lâu nay thị trường xe ôtô tại việt nam nổi tiếng nhất vẫn là xe của hãng Toyota một hãng xe đã hoạt động lâu năm trên thị trường Việt Nam . Với nhiều chủng loại xe phong phú giá cả hợp lý và trên hết là sự an toàn cùng với những tính năng vượt trội . Trong đó có hai dòng xe Vios và Innova hội tụ đầy đủ những tính năng ưu việt của xe Toyota , hiện là hai dòng xe mà công ty đang chú trọng đầu tư. Dòng xe INNOVA – Khai Nhịp Thời Đại : Innova mở ra một cách nhìn hoàn toàn mới về một chiếc xe 8 chỗ chất lượng toàn cầu : Thiết kế đậm nét khí động học, chi tiết và đường nét tinh tế, kiểu dáng thể thao nhưng vẫn đủ nét sang trọng để tạo sự khác biệt và tôn thêm vị thế của bạn. Kiểu dáng Innova mang đậm phong cách xe du lịch, hiện đại và thể thao, sang trọng và trang nhã. Nội thất sang trọng. Tiện nghi và sang trọng, rộng rãi và yên tĩnh. Innova mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và hài lòng tuyệt đối, xứng tầm với phong cách dẫn đầu và sự thành đạt của bạn. Dòng xe Vios: Vios J không chỉ có kiểu dáng trẻ trung, tiện nghi thoải mái mà còn là chiếc xe có độ bền và độ tin cậy cao, xứng đáng với danh tiếng toàn cầu của Toyota. Hệ thống an toàn hoàn chỉnh của xe tạo sự yên tâm cho mọi khách hàng. Nội thất xe được thiết kế rộng rãi với tất cả tiện nghi đều ngay trong tầm tay, đem lại sự thoải mái tối đa cho tất cả hành khách. Thêm vào đó, ghế ngồi êm ái tạo cảm giác thư giãn ngay cả trong những chuyến đi dài, khiến mọi hành trình đều trở nên thật thú vị. Kết luận: Xu hướng người tiêu dùng luôn muốn lựa chọn đi những loại xe tốt và với giá thành hợp lý, đặc biệt là đối tượng khách du lịch nước ngoài . Dòng xe 4 chỗ vẫn có xu hướng phát triển tốt . Dòng xe bảy chỗ hiện tại đang chưa có và theo phân tích thị trường thì dòng xe bảy chỗ như Innova là lựa chọn hàng đầu của các gia đình và các đoàn khách du lịch đông người rất cần được đầu tư. Cho nên việc đầu tư cho đối tượng khách hàng này qua việc mở rộng dịch vụ xe Taxi bảy chỗ là rất cần thiết. 2.2.5. Tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu thị trường. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu và phân tích , đánh giá thị trường xe Taxi tại Tỉnh Điện Biên và Lai Châu ta có thể rút ra một số đánh giá và nhận xét như sau : + Thị trường xe Taxi hiện tại đang có xu hướng phát triển rất tốt. Để phát triển thị trường cho loại phương tiện này thì doanh nghiệp hiện đang tập trung nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển, đồng thời cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao nghiệp vụ ở cả đội ngũ cán bộ quản lý công nhân và lái xe . + Hiện tại vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh nào trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe Taxi tại thị trường Điện Biên, trên thị trường Lai Châu hiện đã có một công ty kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi vừa mới đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường. Ngoài ra công ty còn là công ty đi đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe Taxi tại Thành Phố Điện Biên Phủ do vậy tiềm năng và năng lực là rất lớn . + Thực tế dựa trên kết quả khảo sát ta thấy rằng trong hoạt động vận tải bằng xe Taxi mới chỉ có xe bốn chỗ đang hoạt động và đang rất thiếu ở thị trường Điện Biên, và đặc biệt là thị trường Lai Châu . Còn dòng xe bảy chỗ thì hiện tại vẫn chưa có song nhu cầu là rất lớn . + Dựa trên định hướng và tiềm lực phát triển du lịch, dich vụ, văn hoá, công thương nghiệp của Điện Biên và Lai Châu có thể thấy rất rõ ràng rằng lượng hành khách sử dụng xe Taxi làm phương tiện đi lại càng ngày càng tăng. Vì vậy để có thể thu hút lượng hành khách ở Điện Biên và Lai Châu trong giai đoạn sắp tới thì công ty cần phải tăng hiệu quả quản lý và quy mô, để đáp ứng tốt sự phát triển thị trường trong thời gian tới. Kết luận : Qua phân tích hiện trạng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của thị trường vận tải hành khách bằng xa Taxi ở Điện Biên và Lai Châu ta nhận thấy rằng việc đầu tư phát triển vận tải hành khách bằng xe Taxi là rất cần thiết bởi vì : + Đây là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường vận tải hành khách ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. + Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh tế quan trọng của hai tỉnh : Thương mại, Dulịch, Hợp tác quốc tế ,… + Đây là một hướng đi phù hợp với xu hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá phương tiện vận tải Tỉnh Điện Biên, Lai Châu và cả nước. Phát triển loại hình vận tải xe Taxi ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu là nhằm đạt được mục tiêu : Cùng với mạng lưới vận tải hành khách bằng Máy bay, ôtô khách và các phương tiện vận tải hành khách khác tạo nên một mạng lưới vận tải công cộng nhanh chóng an toàn, văn minh đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ 3.1- Hình thức đầu tư. 3.1.1 Giới thiệu về dòng xe Vios và Innova. Dòng xe Innova : Sản phẩm Innova được tung ra thị trường cách đây gần hai năm và được xem là sản phẩm mang tính “ đột phá” không những đối với Toyota VN mà còn đối với thị trường xe hơi trong nước về cả hình thức lẫn giá cả. Đây là một trong năm loại xe thuộc dự án IMV ( được chế tạo và sản xuất thông qua hệ thống đa quốc gia và mạng lưới cung cấp toàn cầu của Toyota ngoài Nhật Bản ) của Toyota với mục đích sản xuất xe bán tải Pick – up và dòng xe đa công dụng với chất lượng toàn cầu để giới thiệu tại hơn 140 nước trên thế giới. Innova 8 chỗ được đổi mới về thiết kế và kiểu dáng hiện đại, thể thao, sang trọng và trang nhã. Kiểu dáng khí động học, với thiết kế khí động học, Innova có hệ số cản Cd=0.35, do đó xe tăng tốc tốt, giảm tiếng ồn của gió, chạy ổn định và tiết kiệm nhiên liệu. Hệ thống đèn pha Halogen phản xạ đa chiều và đèn xương mù trước. Kích thước lớn và cong vuốt ra phía sau trông rất ấn tượng và lịch lãm. Lưới tản nhiệt cùng màu với thân xe. Đường viền lưới tản nhiệt mạ Crôm tôn thêm sự sang trọng của xe. Tiện nghi, sang trọng của nội thất được thể hiện ở khoang hành lý rộng rãi với việc thiết kế các ngăn vật dụng đa dạng, tiện lợi đặt ở khắp nơi tạo cho bạn cảm giác thư giản và hài lòng tuyệt đối. Innova có 10 kiểu sắp xếp ghế linh hoạt và các ghế ngồi êm ái và có thể điều chỉnh nhiều cách giúp tạo ra khoang hành lý rộng rãi, hệ thống điều hòa hai dàn lạnh,với các cửa gió cá nhân giúp hành khách có thể tự điều chỉnh theo ý thích. Tay lái Urethane 4 chấu trợ lực và gật gù, giúp người lái có thể điều chỉnh vị trí thích hợp tạo cảm giác thoải mái nhất Chìa khóa điều khiển từ xa, trên chìa khóa có các phím khóa và mở, phím cảnh báo từ xa, rất thuận tiện khi sử dụng . Kính chiếu hậu điều khiển điện, giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng lái và xử lý kịp thời các tình huống. Màn hình hiển thị đa thông tin , giúp người lái dễ dàng kiểm soát tình trạng lái và xử lý kịp thời các tình huống. Dòng xe Vios : Mạnh mẽ, đầy cảm xúc, Vios thu hút mọi ánh mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ kiểu dáng thời trang, đường nét quyến rũ, cho đến từng chi tiết nhỏ đều được thiết kế thật ấn tượng. Kích thước xe lớn tạo dáng vẻ bề thế. Tất cả thiết lập nên một giá trị hoàn toàn mới về phong cách : Vios trẻ trung và đầy cá tính. Buồng lái được thiết kế khoa học với tất cả tiện nghi đều ngay trong tầm tay, tạo sự thoải mái tối đa cho người lái. Bảng đồng hồ độc đáo. Khác với nhiều loại xe khác, bảng đồng hồ của Vios được đặt ở vị trí trung tâm rất dễ nhìn. Cách thiết kế độc đáo này giúp người lái giảm thiểu sự chuyển động và điều tiết của mắt khi phải vừa quan sát phía trước vừa theo dõi đồng hồ, tránh cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, giúp lái xe an toàn hơn. Nội thất thoáng rộng. Từ chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khoang hành khách cho đến khoảng cách giữa các ghế đều hết sức rộng rãi, tạo không gian thoải mái riêng cho từng người. Thêm vào đó, ghế ngồi cao giúp lên xuống xe thật dễ dàng. Vios được trang bị hệ thống an toàn hoàn chỉnh, gồm các biện pháp an toàn chủ động giúp phòng tránh tai nạn và các biện pháp an toàn thụ động giúp giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố. Với chuẩn mực mới về an toàn của Vios, bạn hoàn toàn yên tâm để thưởng thức cảm giác thú vị của chuyến đi. Tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ mới giúp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn,giảm thiểu mức hao phí. 3.1.2. Hình thức đầu tư – Đầu tư mới hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống 10 xe Taxi mới trong đó có 6 xe Vios, 4 xe Innova. 3.2- Nội dung đầu tư. – Tên dự án : Dự án đầu tư “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi giai đoạn II”. – Phạm vi thị trường : Toàn bộ địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu. – Hạng mục đầu tư : 6 xe Vios mới 100%. 4 xe Innova mới 100%. 3.3 – Quy mô đầu tư. Thực hiện đầu tư hệ thống 10 xe Taxi mới trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và chuyển hệ thống 6 xe hiện tại đang vận hành tại thị trường Điện Biên lên địa bàn Thị xã Lai Châu. 3.4 – Nguồn vốn đầu tư . Trên cơ sở Tính toán tổng mức đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà dự án xác định huy động vốn từ các nguồn : + Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động của doanh nghiệp. Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động để triển khai thực hiện các công việc. Dự kiến chủ đầu tư huy động 15% vốn đầu tư. + Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm Dự kiến vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại lượng vốn là 15% lượng vốn huy động. + Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Dự kiến vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên lượng vốn là 70% lượng vốn huy động. Thời gian vay dự kiến là 7 năm. 3.5- Tiến độ thực hiện dự án. ( Dự kiến trong 4 tháng ) Dự án đầu tư “Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi giai đoạn II” được thực hiện dự kiến trong vòng sáu tháng cụ thể như sau : – Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trong tháng đầu. – Xúc tiến huy động vốn trong 10 ngày. CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 4.1- Cơ chế tổ chức quản lý dự án . 4.1.1 Quản lý phương tiện. Công ty áp dụng phương thức quản lý trực tiếp, điều hành phương tiện tập trung. Trung tâm điều hành sẽ được trang bị hệ thống phương tiện thông tin, quản lý điều hành hiện đại. Sử dụng mạng điện thoại cố định không dây của EVN Telecom để quản lý mọi hoạt động lái xe và phương tiện trên đường. Mối liên hệ giữa trung tâm điều hành và lái xe được đảm bảo một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện. 4.1.2 Quản lý lao động. Lái xe sẽ được công ty tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động. Thời gian ký hợp đồng là 12 tháng 1 lần, việc ký hợp đồng lao động được thực hiện trên cơ sở thoả ước lao động tập thể. – Đối với bộ phận lái xe : Phải thông thạo địa hình, đường đi các bản, xã, huyện thuộc Tỉnh Điện Biên. – Phải có kinh nghiệm công tác trên 2 năm trở lên, thông thạo lái xe các địa hình khu vực miền núi. – Đối với bộ phận lái xe sau thời gian thử việc mỗi lái xe phải nộp tiền đặt cọc cho hãng với mức tiền đặt cọc là : 5.000.000đ/người, và kèm theo hố sơ gốc lái xe. – Số tiền đặt cọc trên sẽ được nộp tại bộ phận kế toán DN. Bộ phận kế toán có trách nhiệm làm thủ tục thu tiền và làm biên bản giao nhận với lái xe. – Trong thời gian làm việc tại Doanh nghiệp nếu lái xe để xảy ra hư hỏng, thất thoát tài sản của Doanh nghiệp với mức độ trách nhiệm lớn thì Doanh nghiệp sẽ trích tiền đặt cọc đó để bù đắp vào phần hư hại, hao hụt trên. – Sau thời gian hết hạn hợp đồng lao động giữa lái xe và Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền trên cho lái xe. Công ty ban hành nội quy lao động, nội quy này đã được ban lãnh đạo công ty thống nhất. Mọi hành vi vi phạm của lái xe như : Gây phiền hà cho khách, không tuân theo lệnh của trung điều hành… sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị buộc thôi việc, thậm chí đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. 4.2 – Cơ cấu tổ chức quản lý dự án. Với quy mô hoạt động 10 xe thì cơ cấu tổ chức quản lý dự án được bố trí như sau : – Ban quản lý điều hành xe. Biên chế gồm : Một đội trưởng có nhiệm vụ quản lý điều hành chung, chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về mọi hoạt động của đội xe, thay mặt công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến các vụ tai nạn xảy, phối hợp với cơ quan công an trong việc khám nghiệm hiện trường, thoả thuận với các bên có liên quan đến vụ tai nạn và làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm… Một cán bộ kỹ thuật : Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát toàn bộ tình trạng kỹ thuật của đoàn xe. Lập các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và đại tu. Ba nhân viên tổng đài : Có nhiệm vụ nhận các địa chỉ từ phía khách hàng sau đó chuyển tải tới tất cả các xe Taxi của công ty trong phạm quy định thông qua hệ thống điện thoại cố định không dây. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ thu nhận thông tin phản ánh từ phía khách hàng sau đó chuyển đến các bộ phận có liên quan để xử lý, phân tích thông tin từ đó có những tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc trong vấn đề điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp. – Bộ phận kế toán – Tài chính – Thu ngân. Có nhiệm vụ hạch toán kế toán theo chế độ Kế toán – Thống kê của nhà nước, quản lý giám sát mọi hoạt động tài chính của Công ty, giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính hàng năm, và tham mưu giúp giám đốc một số vấn đề lớn trong lĩnh vực tài chính. Biên chế bộ phận này gồm : Một nhân viên. – Bộ phận kinh doanh. Có nhiệm vụ chính là mở rộng thị trường, nghiên cứu phân tích thị trường hiện tại. Từ đó dự báo xu hướng trong tương lai của thị trường để tham mưu cho Ban Giám đốc có những điều chỉnh về chính sách kinh doanh cho phù hợp. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ rất quan trọng là chăm sóc khách hàng. – Bộ phận sửa chữa bảo dưỡng xe. Bộ phận này được tổ chức dưới hình thức đơn vị trực thuộc công ty, hạch toán báo sổ. Nhiệm vụ của xưởng là sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất toàn bộ các xe taxi của công ty, đảm bảo cho đoàn xe hoạt động liên tục với hình thức bên ngoài luôn sạch đẹp. – Bộ phận lái xe. Là bộ phận trực tiếp điều khiển xe, có nhiệm vụ thực hiện đúng nội quy quy chế về lái xe của công ty. Thực hiện đúng theo sự điều động của nhân viên tổng đài. Biên chế gồm 16 nhân viên lái xe ( bao gồm cả ở Tỉnh Điện Biên và Lai Châu ). 4.3 – Triển khai vận hành dự án. 4.3.1. Xác định thị trường mục tiêu : Qua nghiên cứu phân tích và đánh giá thị trường Điện Biên và Lai Châu công ty định vị cho mình một thị trường mục tiêu để phục vụ : – Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quy mô vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng Taxi phục vụ cho công việc. – Bộ phận dân cư có thu nhập cao : Các doanh nhân, khách du lịch trong nước. – Toàn bộ tầng lớp dân cư có thu nhập khá, trung bình : Cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, những người buôn bán nhỏ…. ở Điện Biên, Lai Châu và các tỉnh vùng Tây Bắc. – Khách quốc tế đến du lịch và làm việc…. 4.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh. Với mức sống dân cư ngày càng tăng đòi hỏi công ty phải đầu tư nâng cấp chất lượng xe và tăng số đầu xe kinh doanh để có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực làm việc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm tiết kiệm và giảm đến mức tối đa các chi phí, hạ giá thành, từ đó đưa ra mức cước phí có khả năng cạnh tranh cao. Sử dụng loại xe chất lượng tốt, đầu tư nhằm nâng cao chất lượng xe phục vụ kinh doanh, đồng thời chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe để nâng cao chất lượng phục vụ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để chiếm lĩnh khu vực khách hàng thuộc thị trường mục tiêu. Đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt tình, có khả năng phân tích thị trường tốt nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu hướng của thị trường để có những bước điều chỉnh chính sách kinh doanh cho phù hợp. Tận dụng những khả năng tốt nhất của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của công ty. Tham gia vào các hoạt động tài trợ, gây quỹ từ thiện để thông qua đó xây dựng thương hiệu của công ty trong các bộ phận khách hàng. 4.3.3 Phương án vận chuyển. + Luồng tuyến vận chuyển : Căn cứ vào điều kiện thực tế của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu và đặc tính kỹ thuật của loại hình vận tải bằng Taxi, công ty xác định các vùng hoạt động chính là : – Vận chuyển tập trung và giải toả hành khách từ các điểm thu hút nhỏ đến các trung tâm lớn như : Nhà ga sân bay, bến xe, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… – Trung chuyển hành khách và tạo sự liên hệ giữa các tuyến giao thông chính cũng như giữa các phương thức vận tải hành khách khác nhau. – Vận chuyển hành khách kèm theo hàng hoá, hành lý từ các khu vực ngoại vi đi vào thành phố để dần thay thế các phương tiện vận tải cá nhân lạc hậu khác. – Vận chuyển hành khách đi tham quan, du lịch mang tính chất gia đình với số lượng người ít trong phạm địa bàn hoạt động. – Với đối tượng hoạt động như trên, vùng hoạt động chủ yếu của công ty được giới hạn trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu, hướng tuyến phục vụ nối liền giữa các khu thương mại, chợ lớn, các điểm đầu điểm cuối của vận tải hành khách như sân bay, bến xe, các khu du lịch… + Thời gian và phương thức vận chuyển : Với phương châm “mọi lúc, mọi nơi” công ty luôn sẵn sàng phục vụ 24/24h để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Phương thức vận chuyển : Công ty sẽ đa dạng hoá hình thức phục vụ cho phù hợp với yêu cầu của khách đi xe. – Dịch vụ Taxi 24/24h theo đồng hồ tính tiền với giá thành hợp lý. – Cho thuê xe theo chuyến, theo ngày, theo tuần, theo tháng… – Taxi để chở hành khách đi lại có kèm theo hàng hoá với giá bình dân. – Taxi Tour để chở hành khách đi tham quan, du lịch. 4.3.4. Xác định giá cước vận chuyển. Giá cước vận chuyển : Để phù hợp với thu nhập của người dân Điện Biên và Lai Châu nói chung và căn cứ vào thị trường mục tiêu và định hướng chiến lược có xét đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường vận tải tại Điện Biên và Lai Châu. Công ty sẽ áp dụng mức giá cước có khả năng cạnh tranh cao. Cụ thể giá cước dự kiến sẽ như sau : Giá cước Taxi Vios chở khách : – 1,2 Km đầu : 12.000đ. – Từ Km tiếp theo đến Km 20 : 7.000đ/km. – Từ Km 21 tiếp theo đến Km 100 : 7.000đ/km. – Từ km 101 trở đi : 5.500đ/km. – Thời gian chờ : Từ 20.000đ/ giờ. Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút. Giá cước Taxi Innova chở khách : + Giá mở cửa : 10.000 đ/1km đầu. + 2-5 Km tiếp theo : 8.500 đ/km/1km. + Từ Km 5 trở đi : 7.500 đ/km/1km. + Từ Km 101 trở đi : 6.000 đ/km/1km. + Thời gian chờ : 20.000 đ/giờ. Thời gian tính tiền chờ : Sau 20 phút. Nếu khách đi hai chiều và có cự ly từ 40 km trở lên thì lượt về sẽ được giảm 80%. CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 5.1- Các căn cứ tính toán. – Định mức chi phí lấp dự án và thiết kế xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005. – Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. – Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. – Thông tư số 95/2005/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ. – Căn cứ vào bảng báo giá ôtô của đại lý Toyota tại Hà Nội và thiết bị trên thị trường hà Nội và Điện Biên tại thời điểm hiện tại. 5.2- Tính toán Tổng mức đầu tư. – Bảng tính toán tổng mức đầu tư : STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ SAU THUẾ TỶ TRỌNG KÍ HIỆU 1 Chi phí thiết bị 4.003.096.000 99,3% GTB 2 Chi phí t¬ư vấn lập dự án đầu t¬ư 27.301.115 0,7% GTV TỔNG MỨC ĐẦU T¬Ư 4.030.397.000 100,0% GTMDT ( Tính toán chi tiết cụ thể xem phụ lục khái toán kèm theo ) . CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ 6.1 – Nguồn vốn. – Nguồn vốn huy động đầu tư. + Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động của doanh nghiệp. Chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, tự huy động để triển khai thực hiện các công việc. + Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm tương đương với 2.87%/quý. + Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Thời gian vay dự kiến là 7 năm. Tương đương với 2,1%/quý. – Cơ cấu nguồn vốn. + Vốn tự có dự kiến là 15% lượng vốn huy động. + Vốn vay Ngân Hàng Phát Triển Thương Mại với lãi suất 12%/1năm dự kiến là 15% lượng vốn huy động. + Vốn Vay Ngân hàng Phát Triển Điện Biên với lãi suất 8.4%/1năm. Thời gian vay dự kiến là 7 năm, dự kiến là 70 % lượng vốn huy động. – Cơ cấu chi phí đầu tư thực hiện dự án. STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ SAU THUẾ TỶ TRỌNG KÍ HIỆU 1 Chi phí thiết bị 4.003.096.000 99,3% GTB 2 Chi phí t¬ư vấn lập dự án đầu t¬ư 27.301.115 0,7% GTV TỔNG MỨC ĐẦU T¬Ư 4.030.397.000 100,0% GTMDT 6.2- Thời gian khai thác dự án. Thời gian khai thác của dự án được tính trong vòng 7 năm tương ứng với thời gian khấu hao tài sản là phương tiện vận tải đường bộ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003. 6.3- Doanh thu của dự án. Doanh thu của dự án có được từ nguồn thu sau : Doanh thu từ kinh doanh vận tải hành khách bằng Taxi. – Xe Vios : Số lượng xe là 6 xe, công xuất khai thác là 100% do đã chiếm lĩnh được thị trường. Đơn giá trung bình là 6.000đ/km và số Km tính tiền trong tháng là 3000 km.(dựa trên kết quả kinh doanh thực tế hiện tại ). – Xe Innova : Số lượng xe là 4 xe, công xuất khai thác là 100% do đã chiếm lĩnh được thị trường. Đơn giá trung bình là 6.500đ/km và số Km tính tiền trong tháng là 3000 km.(dựa trên kết quả kinh doanh thực tế hiện tại ). ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 6 ) 6.4 – Chi phí của dự án. Chi phí của dự án bao gồm các chi phí sau : Chi phí vận hành dự án : – Chi phí xăng xe sử dụng trong quá trình vận hành 10 xe Taxi vào hoạt động kinh doanh. – Chi phí tiền lương để trả cho lái xe Taxi 10 người (2.000.000đ/tháng/người) Bộ phận nhân viên trực tổng đài 3 người (800.000đ/tháng/người) Nhân viên kế toán thu ngân 2 người (1.200.000đ/tháng/người) Cán bộ kỹ thuật 2 người (1.500.000đ/tháng/người) Cán bộ quản lý 1 người (2.000.000đ/tháng/người). Bao gồm cả BHXH + PL + BHYT tương đương với 21% tổng quỹ lương. – Chi phí bảo dưỡng bảo trì định kì cho xe Taxi để xe vận hành tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh. – Chi phí mua bảo hiểm vật chất trong thời gian hoạt động của dự án. Chi phí này được tính bằng 1,7% tổng giá trị xe ( giá trị còn lại sau khi đã tính khấu hao ). – Chi phí mua bảo hiểm dân sự cho lái xe và hành khách đi xe Taxi trong thời gian hoạt động của dự án. Cách tính chi phí mua bảo hiểm dân sự : Vì đây là hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi nên được tính bằng 150% của phí phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV của phụ lục 4 của quyết định 23/2007/ QĐ-BTC. Với xe Vios là xe dưới 6 chỗ ngồi nên phí bảo hiểm theo quy định là 525.000/năm. Với xe Innova là xe 7 chỗ ngồi nên phí bảo hiểm theo quy định là 750.000/năm. – Chi phí quản lý ( Tạm tính 5% doanh thu trước thuế ). Chi phí khác : – Khấu hao cơ bản ( Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng ). – Trả lãi vay Ngân Nàng Thương Mại. – Trả lãi vay Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 5 ). 6.5 – Phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Thời gian thu hồi vốn toàn dự án : + Nếu tính theo phương pháp giản đơn không tính đến giá trị dòng tiền theo thời gian thì thời gian hoàn vốn được tính như sau : T= n + (số tiền còn thiếu sau n năm)x12/Thu hồi vốn năm (n+1). Với n là số năm từ khi dự án đi vào hoạt động cho đến năm ngay trước năm có dòng tiền thuần của dự án dương ( hay thu hồi vốn cộng dồn lớn hơn vốn đầu tư xây dựng ). Theo cách này thì thời gian thu hồi vốn là : T = 4 + 38*12/ 1.016 = 4 năm 1 tháng. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ). Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV). NPV( tính trong 7 năm kinh doanh ) = 772.489.696 đồng. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại ( Đầu thời kỳ phân tích tức là năm dự án đi vào hoạt động ). Nó được xác định bằng công thức : NPV = – Trong đó : Bi : Khoản thu của năm i. Ci : Khoản chi phí năm i. n : Là số năm hoạt động của đời Dự Án. r : Tỉ xuất chiết khấu được chọn. Tại thời điểm n = 0 thì chi phí của dự án chính là vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiểu chuẩn rất quan trọng để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>=0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi của dự án sau khi đẫ đưa về mặt bằng hiện tại. Với dự án này thì có Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV =772.489.696 đồng. như vậy dự án đã có tính khả thi về mặt kinh tế. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ). Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR. ( còn gọi là xuất thu lợi nội tại, tính trong 7 năm kinh doanh là IRR=16% ). Là mức lãi suất mà dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuẩn các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện thì tổng khoản thu bằng với tổng khoản chi tức là : = Hay NPV (với tỉ xuất chiết khấu là IRR)= 0. IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án, nó cho biết mức lãi suất mà dự án có thể đạt được, bởi vậy chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Dự án chỉ được chấp nhận khi có IRR > r ( hệ số chiết khấu). Các chỉ tiêu kinh tế là NPV(với tỉ xuất chiết khấu là 9.9%) giá trị dòng tiền quy về thời điểm hiện tại với mức chiết khấu là 9,9%, NPV>0 như vậy dự án đạt hiệu quả đề ra với mức sinh lời > 9,9%. Mức sinh lời 16% đảm bảo cho dự án an toàn trong kinh doanh. Với thời gian thu hồi vốn là 4 năm 1 tháng như vậy sau 4 năm 1 tháng kể từ khi xây dựng xong dự án thu hồi vốn hoàn toàn. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ). Tỷ số Lợi ích trên chi phí (B/C). Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. B/C= / =PV(B)/PV(C) Với dự án này ta có thể tính được tỷ số lợi ích trên chi phí trung bình là B/C= 1.5. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ). Tỷ số khả năng trả nợ của dự án (DSCR). DSCR = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án / Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi). – Nguồn trả nợ hàng năm gồm ( Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay phải trả ). – Nợ phải trả hàng năm được tính toán cụ thể như bảng Kế hoạch trả nợ. Nợ sẽ được trả đều gốc theo hàng quý và số lãi cộng dồn . – Tỷ số khả năng trả nợ của Dự Án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không. DSCR trung bình = 1.57 vậy DSCR>1 tức là khả năng trả nợ của dự án khả thi. ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 8 ). Phân tích độ nhạy dự án, độ rủi ro của Dự Án. Căn cứ phân tích độ nhạy Dự Án : – Căn cứ vào kết quả dự báo thị trường cũng như nghiên cứu một số dự án cùng loại thực tế đang nghiên cứu thấy rằng : Tất cả các số liệu đầu vào dùng cho phân tích tài chính thì những kết quả đầu vào về doanh thu và chi phí thường biến động nhiều nhất. – Căn cứ vào quy mô vốn đầu tư của dự án thấy rằng:dự án này thực hiện tương đối thuận lợi, do đó khả năng xảy ra tăng số vốn thực tế so với dự trù vốn ban đầu là rất nhỏ. Do đó, trong phân tích độ nhạy, nhân tố thay đổi số vốn của dự án có thể bỏ qua không xét đến. – Trong phạm vi dự án mới đề cập xem xét ảnh hưởng thay đổi của doanh thu đến sự thay đổi hiệu quả tài chính, ( còn thay đổi về chi phí trong hoạt động kinh doanh chưa xét đến ). – Để phân tích độ nhạy của dự án ta chỉ xem xét trường hợp cho thay đổi doanh thu theo xu hướng bất lợi trong khoảng từ 1% đến 10% so với mức doanh thu tính toán ban đầu, còn trường hợp thay đổi theo xu hướng có lợi chưa xem xét đến (thiên về khía cạnh an toàn ). Phân tính độ nhạy của Dự Án. – Tính toán và phân tích độ nhạy về tài chính cho Dự Án bao gồm các công việc sau : – Xác định chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi ( NPV ) khi doanh thu giảm 5%. – Xác định chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi ( NPV ) khi doanh thu giảm 10%. – Xác định chỉ tiêu suất thu lợi nội tại ( IRR ) khi doanh thu giảm 5% . – Xác định chỉ tiêu suất thu lợi nội tại ( IRR ) khi doanh thu giảm 10%. ( Xem chi tiết bảng phụ lục 11 ). Phân tính chỉ tiêu EV( NPV ), EV( IRR ) kỳ vọng toán của 2 chỉ tiêu NPV và IRR trong trường hợp có rủi ro : Giả định Xác xuất doanh thu không đổi là 40%. Xác xuất doanh thu giảm 5% là 30%. Xác xuất doanh thu giảm 10% là 30%. EV( NPV ) = 10%xNPV1+30%xNPV2 + 30%xNPV3= 404.525.173đ EV( NPV ) = 10%xIRR1+30%xIRR2 + 30%x IRR3 = 13.1% ( Xem chi tiết bảng phụ lục số 9.10.11 ). Theo kết quả tính toán trên thì trong trường hợp có rủi ro thì Dự Án vẫn đem lại tính khả thi về mặt tài chính. 6.6 – Đánh giá hiệu quả Xã Hội của dự án. Dự án đầu tư kinh doanh “ Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi Giai đoạn II ” không những đem lại hiệu quả kinh tế to lớn mà nó còn góp phần tạo ra việc làm cho người dân và người lao động trong vùng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch và của chính người dân tại Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu. Góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh đẹp cho Thành Phố Điện Biên và Thị Xã Lai Châu trong con mắt của khách du lịch. Đây là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường vận tải hành khách ở Điện Biên và Lai Châu. Và sẽ giúp hình thành nên một mạng lưới vận tải phục vụ hành khách một cách chu đáo và kèm theo dịch vụ hoàn hảo. Khi Dự Án đi vào hoạt động thì sẽ đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu nhất là các ngành kinh tế quan trọng mang tính chiến lựơc của Điện Biên và Lai Châu như là : Thương mại, Du lịch, Hợp tác quốc tế ,… Đây cũng là một hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Điện Biên và Lai Châu nói riêng. Tóm lại dự án “ Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi” là một dự án khả thi và mang lại một hiệu quả xã hôi rất lớn. Dịch vụ này cùng với các mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách đang hoạt động khác sẽ tạo nên một mạng lưới vận tải công cộng nhanh chóng an toàn văn minh đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. 6.7 – Kế hoạch trả nợ vốn vay Ngân Hàng. – Nguồn trả nợ ( Lợi nhuận sau thuế, Khấu hao, Lãi vay dự án ). Kế hoạch trả nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng : – Việc trả nợ gốc vay được trả đều theo các quý của từng năm ( Theo phương pháp đường thẳng ). Chia đều trong 28 quý của 7 năm. – Tính theo kỳ hạn quý. – Lãi vay ngân hàng thương mại là 2.87%/Quý. – Lãi vay ngân hàng PT Điện Biên là 2.1%/Quý. – Lãi vay của quý được trả ngay vào cuối quý. ( Tính toán chi tiết theo bảng phụ lục số 12 ). CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 7.1- Kiến nghị. Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, các chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của Tỉnh Điện Biên và Lai Châu, với mục tiêu của Dự Án là đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi kết hợp với các hình thức vận tải hành khách công cộng khác để xây dựng nên một mạng lưới dịch vụ vận chuyển hành khách hoàn hảo đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của người dân Điện Biên và Lai Châu và các vùng lân cận. Đồng thời dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng của chủ đằu tư Dự Án Doanh Nghiệp TNHH Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung xin kiến nghị một số vấn đề sau. – Cơ chế thực hiện : Chủ đầu tư : Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung là chủ đầu tư trực tiếp quản lý vận hành dự án. Dự án đầu tư “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ” là một dự án đầu tư mang tính kinh tế và xã hội cao. Đối tượng phục vụ là những người có thu nhập thấp, trung bình và cao trong xã hội có nhu cầu về đi lại nhanh chóng, an toàn, tiện lợi bằng xe Taxi. Dự Án có thể đảm bảo thu hồi nguồn vốn đầu tư nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn cho Điện Biên và Lai Châu. Hơn nữa chủ đầu tư có trụ sở tại chính địa phương của dự án nên rất hiểu những điều kiện thị trường đầu ra và cơ chế chính sách tại địa phương. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý, khai thác thu hồi vốn đầu tư của dự án nhằm hoàn trả các nguồn vốn vay đúng thời hạn của dự án. Cơ chế chính sách : Cho vay ưu đãi đầu tư đối với 70% vốn đầu tư của dự án qua Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên. 7.2 – Kết luận. Khi Dự Án Đầu Tư “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ” đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận những người chưa có việc làm. Góp phần tạo nên một loại hình vận tải hành khách văn minh lịch sự đạt tiêu chuẩn cho Điện Biên và Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư cần phối hợp với Ngân Hàng Phát Triển Điện Biên và Ngân Hàng Thương Mại để hoàn tất thủ tục giải ngân và quá trình thực thi Dự Án được nhanh chóng. Trên đây là những nội dung cơ bản của Dự Án Đầu Tư “ Kinh Doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi ” trên địa bàn Tỉnh Điện Biên và Lai Châu của Doanh Nghiệp Xây Dựng Tư Nhân Trường Trung. Kính đề nghị các bên có liên quan sớm xem xét để Dự Án sớm được triển khai thực hiện. C- CÁC VĂN BẢN, PHỤ LỤC KHÁI TOÁN KÈM THEO.

Câu hỏi : Giàn phơi Sankaku S-07 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hiện tại mình đang có bán thư viện xây dựng cũng như các combo khóa học giá cực rẻ cho anh em xây dựng, bao gồm:
🔸1. Kho tài liệu xây dựng 11Gb (thư viện BPTC, thư viện BVTK lĩnh vực XDDD và Giao thông cầu đường): Giá 200k
Link: https://hosoxaydung.com/full-kho-tai-lieu-xay-dung-11gb/
🔸2. Thư viện Sketchup khổng lồ 900 Gb – Giá 299k
Link: https://hosoxaydung.com/thu-vien-sketchup-700gb-gia-299k/
🔸3. Combo 4 khóa học Sketchup cơ bản và nâng cao giá 99k
Link: https://hosoxaydung.com/4-khoa-hoc-sketchup-co-ban-va-nang-cao/
🔸4. Commbo tài liệu học 80 khóa học REVIT - TELKA - ETAP - SAP - BIM ...
Link: https://hosoxaydung.com/commbo-tai-lieu-hoc-80-khoa-hoc-gia-500k
🔸5. Combo khóa học Autocad cơ bản và nâng cao chỉ với 99K
Link: https://hosoxaydung.com/combo-khoa-hoc-autocad-co-ban-va-nang-cao/
🔸6. Combo 15 khóa học Revit từ cơ bản đến nâng cao với chỉ với giá 200k.
Link: https://hosoxaydung.com/15-khoa-hoc-revit-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸7. Combo 7 khóa học Photoshop thực chiến từ nền tảng đến chuyên sâu - Giá 129k
Link: https://hosoxaydung.com/7-khoa-hoc-photoshop-thuc-chien/
🔸8. Combo 8 khóa học tinh học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao chỉ với 99k
Link: https://hosoxaydung.com/combo-8-khoa-hoc-tinh-hoc-van-phong-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸9. Khóa học Etabs - Safe giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-etabs-safe-gia-50k/
🔸10. Khóa học họa viên kiến trúc - giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-hoa-vien-kien-truc-gia-50k/
☎Liên hệ: 0904.87.33.88 (Call/Zalo)

HỒ SƠ XÂY DỰNG TRÊN FACEBOOK
►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://www.facebook.com/groups/hosoxaydung ►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://www.facebook.com/groups/tailieunganhxd ►Group Kho bản vẽ - Thiết kế nhà đẹp : https://www.facebook.com/groups/khobanve ►Group 999 Mẫu nhà đẹp 2024 : https://www.facebook.com/groups/999nhadep 

HỒ SƠ XÂY DỰNG TRÊN ZALO

Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd
►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd
►Link nhóm Zalo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam: https://bit.ly/zalonhathauvn
►Nhà thầu Xây dựng-Kiến trúc-Cơ Điện-Nội Thất: https://bit.ly/nhathauuytin
►Group Biện pháp thi công XDDD và CN: https://zalo.me/g/qvkyso862
►Group Biện pháp thi công Cầu đường - Thủy lợi: https://zalo.me/g/hyzzqm273
►Group Bản vẽ thiết kế XDDD-CN: https://zalo.me/g/luldrt443
►Group Bản vẽ thiết kế Cầu đường - Thủy lợi:https://zalo.me/g/ubdlaz229

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈
PHẠM BÁ QUANG
PHẠM BÁ QUANG
Mình là Tony Quang (Phạm Văn Quang), hiện đang là CEO & Co-Founder của AZHome Group. Trong blog của mình chia sẻ các kiến thức các tài liệu về lĩnh vực Xây Dựng - Kiến Trúc – Nội thất , đúc kết từ hơn 15 năm công tác qua nhiều vị trí, starup khác nhau từ các công ty trong và ngoài nước . Ngoài chia sẻ trên blog, mình cũng đang tư vấn dịch vụ cho rất nhiều công ty trong ngành với các kiến thức có được. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -
Google search engine

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU