Google search engine
Trang chủTHƯ VIỆN MẪUMẫu dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế

Mẫu dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế

Cùng hồ sơ tham khảo mẫu dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế
Download Mẫu dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa quốc tế

Mật khẩu : Cuối bài viết
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 4
I.2. Mô tả sơ bộ dự án 4
I.3.  Cơ sở pháp lý 4
II.1.Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 7
II.1.2. Tình hình kinh tế 7
II.1.3. Tình hình xã hội 7
II.2. Hiện trạng ngành Y Việt Nam 8
II.2.1. Tình hình chung 8
II.2.2. Y tế tư nhân 9
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 10
III.1. Mục tiêu của thuyết minh dự án 10
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư 10
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN 12
IV.1. Vị trí địa lý dự án 12
IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án 13
IV.2.1. Địa hình 13
IV.2.2. Khí hậu 13
IV.2.3. Địa chất công trình 13
IV.2.4. Thủy văn 14
IV.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật 14
IV.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 14
IV.3.2. Đường giao thông 14
IV.3.3. Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc 14
IV.3.4. Hiện trạng cấp điện 14
III.3.5. Cấp –Thoát nước 14
IV.4. Nhận xét chung 15
CHƯƠNG V: MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN 16
V.1. Mục tiêu 16
V.2. Chức năng- nhiệm vụ 16
V.2.1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe 16
V.2.2. Đào tạo cán bộ 16
V.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học 16
V.2.4. Phòng bệnh 17
V.2.5. Hợp tác quốc tế về y học 17
V.2.6. Quản lý kinh tế trong bệnh viện 17
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 18
VI.1. Giải pháp về kiến trúc và kỹ thuật 18
VI.1.1. Giải pháp về kiến trúc 18
VI.1.2. Giải pháp về kết cấu 19
VI.2. Giải pháp về cấp thoát nước 19
VI.2.1. Cấp nước 19
VI.2.2. Thoát nước 20
VI.3. Giải pháp lắp điện 21
VI.4. Giải pháp chống sét 22
VI.5. Giải pháp điều hòa không khí 23
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24
VII.1. Cơ sở pháp lý 24
VII.2. Đánh giá tác động tích cực đến môi trường của dự án 24
VII.3. Đánh giá tác động tiêu cực và biện pháp xử lý 24
VII.4. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường 25
VII.5. Tác động môi trường của dự án 25
VII.5.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng 25
VII.5.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành 27
VII.6. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường 28
VII.6.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công 28
VII.6.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành 29
CHƯƠNG VIII: QUY MÔ BỆNH VIỆN, BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ 33
VIII.1. Quy mô bệnh viện 33
VIII.2. Bộ máy quản lý bệnh viện 33
VIII.2.1. Bộ phận quản lý 33
VIII.2.2. Bộ phận chuyên môn 33
VIII.3. Tổ chức nhân sự, cán bộ 35
CHƯƠNG IX: PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 36
IX.1. Phạm vi hoạt động 36
IX.1.1. Khoa nội 36
IX.1.2. Khoa ngoại 36
IX.1.3. Khoa sản 37
IX.1.4. Khoa nhi 38
IX1.5. Khoa hồi sức cấp cứu 38
IX.1.6. Khoa săn sóc đặc biệt 38
IX.1.7. Khoa khám bệnh 39
IX.1.8. Khoa điều dưỡng và phục hồi chức năng 40
IX.2. Trang thiết bị y tế 41
X.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư 46
X.2. Nội dung tổng mức đầu tư 46
X.2.1. Nội dung 46
X.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư 48
XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 50
XI.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 50
XI.1.2. Tiến độ thực hiện dự án và sử dụng vốn 50
XI.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án 51
XI.2 Tính toán chi phí của dự án 51
XI.2.1. Chi phí nhân công 51
XI.2.2. Chi phí hoạt động 52
XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 54
XII.2. Doanh thu từ dự án 54
XII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 55
XII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội 57
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
PHỤ LỤC 59
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
 Tên công ty  : Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn
 Giấy phép ĐKKD số :. Do Sở Kế họach và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 21 tháng 06 năm 2000.
 Trụ sở công ty  : Tp.HCM
 Đại diện pháp luật  :
 Chức vụ  : Giám đốc
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
 Tên dự án   : Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc
 Địa điểm xây dựng : Tp.Hồ Chí Minh
 Hình thức đầu tư : Chuyển giao công năng Block A và Block B từ căn hộ sang Bệnh viện
I.3.  Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật đất đai 26/11/2003;
 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc Hội khóa 11 nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
 Luật số 60/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy định về luật doanh nghiệp.
 Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009 quy định về luật khám bệnh, chữa bệnh.
 Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân;
 Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
 Nghị quyết số 46 –NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định 90/2006/NĐ-CP, ngày 06/9/2006 của chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 83/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp.
 Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh.
 Thông tư số 03/2001/TT-BXD ngày 13/2/2001 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự án công trình xây dựng cơ bản;
 Thông tư 05/2007/TT – BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân;
 Thông tư 03/2009/TT – BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây Dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ NĐ – CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế;
 Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt;
 Quyết định số 05/QĐ-BXD ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành định mức dự toán xây dựng cơ bản;
 Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị;
 QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình XD dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” có hiệu lực từ ngày 01/4/2010;
 Văn bản số 1776/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng;
 Văn bản số 1777/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt;
 Công văn số 1601/BXD – VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng v/v công bố chỉ số giá xây dựng;
 Công văn số 1751/ BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
 Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân số 07/2003/PL – UBTVQH11 ngày 25/2/2003;
 Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa của các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
 Các tài liệu tham khảo
 Quy trình, quy phạm, tiêu chẩn thiết kế đường ô tô, đường đô thị hiện hành của Việt Nam;
 Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263 – 2000;
 Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 0211-06 của Bộ Giao Thông Vận Tải;
 Áo đường cứng – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN -02231 – 95 của Bộ Giao Thông Vận Tải;
 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế TCVN 4054 – 05;
 Quy trình thiết kế Cầu công theo trạng thái giới hạn 22TCN 18 – 79;
 Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu cống 22TCN266 – 2000;
 Tiêu chuẩn “thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế” TCVN: 1984;
 Tiêu chuẩn “Cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép – Yêu cầu kỹ thuật” 22 TCN 159 – 86;
 Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng: Kết cấu thép – Gia công lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 170:1989;
 Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ – tập III – Thi công và nghiệm thu do bộ giao thông vận tải ban hành năm 1996;
 Văn bản số: 5740/BGTVT – KHCN ngày 5/2/2003 của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc sử dụng vật liệu làm lớp móng dưới kết cấu áo đường mềm;
 Căn cứ “Điều lệ báo hiệu đường bộ” 22 TCN 237 – 01;
 Tiêu chuẩn Thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị (TCXDVN 259:2001). Tham khảo các tiêu chuẩn về Điện;
 Số liệu Bản đồ hiện trạng và tình hình thực tế của khu vực thiết kế quy hoạch chi tiết, do các cơ quan chức năng cung cấp;
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1.Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
II.1.2. Tình hình kinh tế
Trong những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý.
Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010. Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước; tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010.
II.1.3. Tình hình xã hội
Nhìn chung đời sống xã hội của người dân Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì xã hội Việt Nam năm 2011 còn tồn tại một số vấn đề xã hội sau:
– Thiếu đói trong nông dân:
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng với việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương nên nhìn chung đời sống đại bộ phận dân cư có những cải thiện. Thiếu đói giáp hạt ở khu vực nông thôn đã giảm 21,7% về số hộ và giảm 14,6% về số nhân khẩu thiếu đói so với năm 2010.
Công tác an sinh xã hội và giảm nghèo được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tập trung quan tâm. Trong năm 2011, Chính phủ đã phân bổ 2.740 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 550 tỷ đồng vốn sự nghiệp cho 62 huyện nghèo trên cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, đến nay đã có hơn 500 nghìn hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinh nghèo được miễn, giảm học phí; 20 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Theo báo cáo sơ bộ của 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2011 là 3.213 tỷ đồng, bao gồm: 1.269 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng chính sách; 988 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 956 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác.
– Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm:
Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 65,5 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (56 trường hợp tử vong); 9,3 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 995 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (21 trường hợp tử vong); 664 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 767 trường hợp mắc cúm A (H1N1) (17 trường hợp tử vong); 106,5 nghìn trường hợp mắc bệnh chân, tay, miệng (162 trường hợp tử vong); 4,8 nghìn người bị ngộ độc (17 trường hợp tử vong). Tính đến giữa tháng 12/2011, cả nước có 248,6 nghìn trường hợp nhiễm HIV, trong đó 100,8 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 52 nghìn người tử vong.
– Tai nạn giao thông:
Trong mười một tháng năm 2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,1 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,1 nghìn người và làm bị thương 9,3 nghìn người. So với cùng kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,9%, số người chết giảm 2,5% và số người bị thương tăng 2,9%. Bình quân 1 ngày trong mười một tháng năm 2011, cả nước xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người và làm bị thương 28 người.
II.2. Hiện trạng ngành Y Việt Nam
II.2.1. Tình hình chung
Ngành Y ở Việt Nam đang từng bước phát triển cùng sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở đã phát triển rộng khắp, 100% các xã –phường đã có cán bộ y tế hoạt động.
Tính đến ngày 24/5/2010, trong khu vực Nhà nước có 13,500 cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Trong đó có 1,100 bệnh viện công với 180,860 giường bệnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn (5/2010) là 40.9%, trong đó 37.1% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 8.1% có khám chữa bệnh nội trú. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn một chút so với nông thôn; nhóm hộ giàu nhất cao hơn nhóm hộ nghèo nhất. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện nhà nước. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước năm 2010 trung bình là 83.2%. Tuy nhiên, người dân nông thôn có ít hơn cơ hội được khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước. Năm 2010 có 81% lượt người ở khu vực nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 90%. Có 66.7% số người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong đó thành thị là 72.6%, nông thôn là 64.1%. Đặc biệt có 74.4% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 71%. Những vùng nghèo nhất như Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, những nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của cả nước. Chi  tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 62 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 5.4% trong chi tiêu cho đời sống. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao hơn gấp 3.8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao hơn 1.43 lần so với hộ nông thôn.
Mặc dù ngành y đang phát triển nhưng cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách, dịch vụ,…vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho hơn 88 triệu dân cả nước.
II.2.2. Y tế tư nhân
Trước thời kỳ Đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Qua nhiều năm vận hành, đã có những tồn tại về mặt cơ chế, chính sách và nhằm giải quyết những hạn chế đó cộng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân trong việc giữ gìn sức khỏe, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh mới về hành nghề y dược tư nhân. Sự có mặt của y tế tư nhân giúp khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được cải thiện.
Khi y tế tư nhân phát triển thì các bệnh viện tư cũng phát triển theo. Tính đến tháng 5/2010, theo số liệu ước tính của Vụ Điều trị, Bộ Y tế, ở khu vực tư nhân, cả nước đã có 103 bệnh viện tư nhân chiếm tỷ lệ 9.6% so với bệnh viện công lập. Tư nhân có tổng số 6,274 giường bệnh chiếm 3.5% so với giường bệnh công lập. Có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bệnh viện tư nhân. Điều này thể hiện tiềm năng của khu vực tư nhân đóng góp trong cung cấp các dịch vụ điều trị nội trú thời gian tới. Bên cạnh đó, phân bố y tế tư nhân không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển, mất cân đối rõ rệt ở thành thị và nông thôn cũng như giữa các vùng địa lý.
Tuy vậy, với sự giúp đỡ của hệ thống y tế công, hệ thống y tế ngoài công lập đã từng bước trưởng thành và phát triển, chia sẻ được phần nào sự quá tải của hệ thống y tế công, góp phần cùng với y tế công trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân với chất lượng dịch vụ cao ngày càng tăng
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1. Mục tiêu của thuyết minh dự án
– Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực hiện dự án.
– Thực hiện xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  với tổng quy mô 200 giường, đầu tư từng phần chia làm 4 giai đoạn.
– Đánh giá tính khả thi của dự án.
– Kết luận và đưa ra đề xuất, kiến nghị về dự án xây dựng bệnh viện.
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Trong dân gian, chúng ta thường hay nói:”Có sức khoẻ là có tất cả”. Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả.
Trước tình hình phát triển kinh tế hiện nay, khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cũng là lúc sức khỏe của con người bị đe dọa nhiều hơn. Theo thống kê của Hội tim mạch học Quốc Gia Việt Nam công bố trong “Ngày tim mạch thế giới” (28/9/2008), tại Việt Nam, tình hình bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng dần theo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bệnh lý tim mạch vẫn là gánh nặng bệnh tật tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính bệnh lý tim mạch đã cướp đi mạng sống của 17,5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Sẽ có khoảng 50% người lớn bị tăng huyết áp trong vài năm tới ở các nước phát triển. Riêng ở Việt Nam, Bộ y tế đã thống kê tại các bệnh viện trong cả nước trong những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch (trên 100.000 dân) khá cao. Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ càng ngày càng tăng, ví dụ như bệnh tăng huyết áp, theo nghiên cứu của Viện tim mạch Việt Nam trong cộng đồng trên 25 tuổi: 1960: 2% ở miền bắc; 1992: 11,7% toàn quốc; 2003: 16,3% miền bắc Việt Nam (4 tỉnh và thành phố).
Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển và tương lai lâu dài. Hiểu rõ vai trò của y tế đồng thời nhận thấy hiện nay bệnh viện công không được đầu tư tương xứng, tình trạng quá tải trở thành nỗi bức xúc của ngành; không những thế, hàng năm có một số lượng đáng kể bệnh nhân phải ra nước ngoài điều trị như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… Hầu hết các đối tượng này đều là những người có điều kiện kinh tế tốt, họ ra nước ngoài điều trị không hẳn vì họ không tin vào tay nghề của các Bác sỹ Việt Nam, mà đôi khi họ ra nước ngoài điều trị vì bên cạnh vấn đề chuyên môn họ còn đòi hỏi được thụ hưởng một dịch vụ y tế chất lượng cao (giường bệnh, phòng bệnh, thái độ phục vụ, giao tiếp…). Riêng tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh các bệnh viện chuyên khoa lớn hầu như luôn trong tình trạng quá tải khám, chữa mỗi ngày.
Từ những lý do trên,  công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn  chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế , nhằm giải quyết áp lực giảm tải đang đặt ra tại các bệnh viện công và bán công trong Thành Phố, phù hợp với chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đây là một bệnh viện có cơ cấu chức năng hợp lý, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật phù hợp, là một bệnh viện đa khoa cao cấp với chuyên khoa là Trung tâm Can Thiệp Tim Mạch Đột Quỵ. Ngoài ra, với quy mô 200 giường nằm trong phạm vi Block A và B của Khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp  tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM, sau khi xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế  sẽ góp phần tạo môi trường sống lành mạnh, tiện nghi và tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư tại khu vực và các vùng lân cận, làm đồng bộ hóa quy hoạch và sự phát triển của Quận 2 cũng như Tp.HCM.
 Bằng tấm lòng của những thầy thuốc chúng tôi khẳng định đây là dự án mang tính an sinh xã hội, có ý nghĩa cộng đồng rất cao. Do đó xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  là việc làm cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
IV.1. Vị trí địa lý dự án
Dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Bệnh viện có vị trí đắc địa, hiếm có và mang tầm chiến lược. Nguyên nhân là do Quận 2 đang được Nhà nước đầu tư xây dựng mới hoàn toàn để trở thành một khu đô thị Thủ Thiêm có hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội hiện đại đồng bộ.
                  VỊ TRÍ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
Công trình cách trung tâm Tp.HCM 3 Km và gần sông Sài Gòn thoáng mát, nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh Lộ 25B. Gần kề đường xa lộ vành đai cầu Phú Mỹ phía đông đi Quận 7.
Vị trí công trình nằm trong quần thể trung tâm hành chính Quận 2, gần khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và quận 2 sẽ đóng vai trò hạt nhân chính tác động tích cực cho quá trình phát triển cả vùng phía đông Thành Phố mà hiện nay đã hoạch định các khu chức năng quan trọng: Cảng và khu công nghiệp Cát Lái – Quận 2, khu công nghệ cao – Quận 9, khu đại học Quốc Gia – Quận Thủ Đức, công viên văn hóa lịch sử các dân tộc – Quận 9, khu Thể thao Rạch Chiếc – Quận 2, cụm công nghiệp, cảng Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành – thành phố Nhơn Trạch, Đồng Nai, Vũng Tàu…Vùng phía Đông đang gia tăng phát triển thành một vùng đô thị mới hiện đại, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và các đô thị lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì thế bệnh viện có vị trí thuận lợi chỉ cần 5 phút chạy xe để vào trung tâm thành phố và bệnh nhân từ những tỉnh lân cận đến bệnh viện rất dễ dàng.
Ngoài ra, đây là nơi có nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng với sự phát triển rất nhanh và khả thi. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có các dự án phát triển về bất động sản, thương mại và hành chính mà hiếm có một dự án Bệnh Viện nào được đầu tư xây dựng mang tầm cỡ quốc tế kết hợp với khu nghỉ dưỡng bệnh cao cấp.
Tóm lại, dự án Bệnh viện Đại học Y dược  không những có vị trí đắc địa mà còn là một dự án tính chất an sinh cộng đồng cao.
IV.2. Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án
IV.2.1. Địa hình
Khu đất bằng phẳng, nền đất có sức chịu tải yếu (0,7kg/cm2-1,0kg/cm2) nên công trình xây dựng cần có giải pháp kết cấu móng an toàn cho loại nền đất này.
IV.2.2. Khí hậu
Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các vùng thuộc Tp.HCM.
Nhiệt độ:
– Nhiệt độ trung bình năm là 27,50C
– Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 360C
– Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.20C
Lượng mưa:
– Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm
– Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm
– Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày
– Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm
Độ ẩm
– Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là 60%.
Gió
– Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc
– Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc
Nắng
– Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm, trung bình mỗi tháng 220 giờ
– Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ, trung bình 10 giờ/ngày.
IV.2.3. Địa chất công trình
Khu vực xây dựng bệnh viện là khu đất yếu. Lớp đất bùn nằm sát trên mặt có chiều dày từ 15m đến 20m. Số liệu khảo sát tại một số vùng lân cận dự án có cấu tạo địa chất như sau:
– Lớp 1: Bùn sét xám xanh, mềm nhão có lẫn xác thực vật có chiều dày bình quân 18 -20 mét, phân bố đều khắp.
– Lớp 2: Sét màu xám xanh loang trắng ở trạng thái dẻo cứng có chiều dày bình quân 15 mét.
– Lớp 3: Sét pha màu vàng ở trạng thái dẻo nhão.
IV.2.4. Thủy văn
Khu vực dự án thuộc quận 2 và nằm gần sông Sài Gòn. Theo số liệu quan trắc, mực nước sông Sài Gòn của Trạm khí tượng thủy văn cung cấp. Bảng quan hệ giữa mực nước thấp nhất và cao nhất tương ứng với tần suất P% (lấy theo cao độ chuẩn Hòn Dấu) như sau:
Tần suất (P%) 1% 10% 25% 50% 75% 99%
H max 1,55 1,45 1,40 1,35 1,31 1,23
H min -1,98 -2,20 -2,32 -2,46 -2,58 -2,87
Mực nước cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) có khả năng dao động từ 1,40 m đến 1,45 m, tại Nhà Bè từ 1,38 m đến 1,42 m.
IV.3. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật
IV.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế  có tổng diện tích 12.680m2. Trong đó 1.655m2 là diện tích của bệnh viện.
IV.3.2. Đường giao thông
Mặt tiền dự án là đường liên tỉnh lộ 25B, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.
IV.3.3. Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc
Dự án nằm trong khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp  Plaza đã được xây dựng hoàn chỉnh.
IV.3.4. Hiện trạng cấp điện
Nguồn cung cấp trực tiếp từ Nhà máy điện 375 MW Hiệp Phước.
Đường dây trung thế: 22KV
III.3.5. Cấp –Thoát nước
Cấp nước: Nguồn nước trực tiếp từ Nhà máy nước Thủ Đức (công suất thiết kế 35.000m3/ngày đêm), từ trạm cung cấp nước phụ trợ (công suất thiết kế 2.000 m3/ngày đêm) và từ trạm cung cấp nước dự phòng (công suất thiết kế 6.000 m3/ ngày đêm).
Thoát nước: Hiện dự án đang thiết kế hệ thống thoát nước.
IV.4. Nhận xét chung
Qua việc phân tích các yếu tố, Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn  nhận thấy điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực trên không ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng mà còn rất thuận lợi bao gồm cả yếu tố vị trí địa lý đắc địa và cơ sở hạ tầng hiện đại.
CHƯƠNG V: MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN
V.1. Mục tiêu
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM nói riêng và nhân dân các tỉnh lân cận nói chung. Đặc biệt, với chuyên khoa chính là trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ góp phần tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Phối hợp với các bệnh viện nhà nước, tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phần nâng cao trong công tác bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Với các dịch vụ sau:
1/. Các dịch vụ ngoại trú:
– Dịch vụ tư vấn, quản lý và chăm sóc sức khỏe định kỳ.
– Dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh ngoại trú.
– Dịch vụ tư vấn, chuẩn đoán hình ảnh.
– Các dịch vụ phụ trợ, cung cấp thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ sở y tế trong vùng ….
2/. Các dịch vụ nội trú:
– Dịch vụ khám và điều trị bệnh, chăm sóc và điều dưỡng bệnh trong nội trú hàng ngày.
– Dịch vụ tư vấn, khám và chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu 24h/24h hàng ngày.
– Các dịch vụ chuẩn đoán, phát hiện bệnh và phẫu thuật điều trị bệnh.
– Dịch vụ chăm sóc đặc biệt.
– Các dịch vụ khác: Ăn – Ở – Giặt giũ …. phục vụ bệnh nhân….
V.2. Chức năng- nhiệm vụ
V.2.1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
– Cấp cứu, khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú;
– Chuyển người bệnh khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện;
– Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, khám sức khỏe cho người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.
V.2.2. Đào tạo cán bộ
– Đào tạo cán bộ thường xuyên cho cán bộ nhân viên bệnh viện, các bệnh viện khác khi có yêu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
– Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế từ bậc trung học trở lên đến đại học (Nếu có yêu cầu của cơ quan quản lý ngành y tế và các cơ sở đào tạo).
V.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học
– Tham gia tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học;
– Kết hợp với các bệnh viện, viện tham gia các công trình nghiên cứu về điều trị bệnh, y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp cơ sở, cấp Bộ.
V.2.4. Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong bệnh viện, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng ở địa phương tham gia phát hiện và phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm. Tham gia công tác truyền thong giáo dục sức khỏe thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp.
V.2.5. Hợp tác quốc tế về y học
Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế với các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của nhà nước.
V.2.6. Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Quản lý kinh tế minh bạch, thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
VI.1. Giải pháp về kiến trúc và kỹ thuật
VI.1.1. Giải pháp về kiến trúc
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế  là tổ hợp của hai khối công trình chính: Một khối sẽ là cơ sở hoạt động cho các khoa điều trị nội và ngoại khoa; Khối còn lại gồm là Trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ đồng thời là nơi học tập về chuyên môn cho đội ngũ nhân viên bệnh viện và các sinh viên y khoa; Hệ thống cây xanh, hồ nước được thiết kế giữa các khối tòa nhà tạo không gian trong lành cho bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.
Hai Block A và Block B được xây dựng theo cấu trúc của tòa nhà 20 tầng trên nền móng vuông vức với quy mô khoảng 200 giường bệnh.
        Bệnh viện có hợp khối kiến trúc hiện đại, được xây dựng bằng các loại vật liệu có chất lượng cao, có màu sắc và hình thức phù hợp với cảnh quan xunh quanh, phù hợp với nội dung sử dụng là một bệnh viện đa khoa hiện đại đặc biệt chú trọng đến khoa nội, ngoại – sản và khoa nhi.
Bản thiết kế được phát triển dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về mật độ lưu thông và tối đa hóa tương quan liên kết giữa chuyên khoa này với chuyên khoa khác. Mỗi lộ trình đều được ước định cẩn thận để giảm thiểu khoảng cách giữa các chuyên khoa. Mô hình súc tích và khoa học này cũng được tính toán để tăng thêm hiệu quả cho các dịch vụ liên quan đến cơ điện.
Tổng quan bệnh viện nhìn từ trên xuống là một cấu trúc của tòa nhà phẳng như phiến đá bao gồm nhiều phòng bệnh. Bệnh viện bố trí một thang máy trung tâm ở giữa các khu vực phòng bệnh như một trục thẳng đứng, nhằm đưa khách đến hai dãy hành lang ở mỗi tầng để đi tới các phòng bệnh. Giữa các hành lang phòng, các dịch vụ y tế và hỗ trợ cũng được bố trí với các lối đi thông nhau.
Ấn tượng của cấu trúc vững vàng này còn được hỗ trợ bởi việc xây thêm mặt kính bên ngoài thẳng xuống tới tầng trệt (nơi đặt các văn phòng hành chính) và những phần nhô ra ở cả hai bên. Tổng quan thiết kế bệnh viện vừa thể hiện tính kiên cố và hiện đại, vừa phân bổ những phương tiện điều trị tối tân nhất trong một môi trường an toàn nhất.
Các nội thất mới được trang bị trong bệnh viện hiện nay cũng phản ánh phần nào mục tiêu này. Đó là sự tổng hợp những đường nét đơn giản và sự sắp xếp các phối cảnh đa dạng giữa các bề mặt cứng và mềm. Màu sắc cũng thật phong phú, mỗi không gian đều giữ nguyên sắc thái tổng thể đồng nhất nhưng lại được cách điệu một cách phù hợp. Điều này thể hiện rõ mối tương quan giữa các khu vực hoạt động khác nhau – yếu tố hợp lý và thuyết phục –  trong khi vẫn đảm bảo tính đặc trưng của từng khu vực để dễ nhận biết.
Phòng họp và khu vực hành chính được bố trí tại tầng trệt. Ngoài ra, phòng máy cơ điện được bố trí ở sân thượng ngay phía trên khu vực phòng mổ cho phép tập trung các hoạt động bảo trì cho phòng mổ mà không phải đi xuyên qua khu vực phòng mổ phía dưới.
Khu vực tầng hầm
Khu vực tầng hầm được thiết kế ngay phía bên dưới khu đất dự án với diện tích sử dụng khoảng 9248m2 với sức chứa hơn 300 ô tô và 500 xe máy. Khi đi vào hoạt động, hệ thống tầng hầm sẽ đáp ứng khu vực đỗ xe cho cán bộ công nhân viên, sinh viên, bệnh nhân và người đi thăm nuôi trong bệnh viện và hệ thống kỹ thuật.
Các khu phụ trợ
           Các khu phụ trợ bao gồm: hệ thống cây xanh, bãi xe và đường giao thông nội bộ. Khối phụ trợ này sẽ được đầu tư xây dựng qui mô, hiện đại và theo chiều sâu nhằm đáp ứng nhu cầu về vấn đề dân sinh như: thể dục thể thao, giải trí, thư giãn.
VI.1.2. Giải pháp về kết cấu
Hai khối công trình của bệnh viện được nối với nhau. Bệnh viện có kết cấu khung bêtông cốt thép toàn khối từng ngăn được xây tô bằng gạch 4 lỗ và xi măng 75 phần hoàn thiện được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật chi tiết.
       Kết cấu khung của bệnh viện được xác định theo các tiêu chuẩn:
– Kết cấu bê tông cốt thép cho nhà thấp tầng TCVN-55741991
– Kết cấu bê tông cốt thép cho nhà cao tầng TCXD: 198-1997
– Kết cấu móng nhà cao tầng với móng cọc khoan nhồi theo TCXD: 206-1998
– Tải trọng và hệ số tính toán TCVN 2737-1995
– Tải trọng gió theo TCXD 229-1999
Kết cấu được tính theo các phần mềm:
– AP-2000
– STAAD III – STAAD PRO
VI.2. Giải pháp về cấp thoát nước
VI.2.1. Cấp nước
Theo QCXD VN số 01-2008, tạm tính lượng nước cung cấp cho việc khám chữa bệnh, sinh hoạt, cứu hỏa và dịch vụ công cộng được cung cấp từ nguồn nước chung của Tp.HCM:
Dự tính yêu cầu sử dụng nước 427m3
– Khu vực khám chữa bệnh ngoại trú: 100 l/ngày x 500 lượt người/ngày 50m3
– Khu vực nội trú: 200 lít người/ngày x 200 giường 400m3
– Phục vụ sinh hoạt cho CB CNV bệnh viện: 200 lít người/ngày x 900 người 180m3
 Nước phục vụ sinh hoạt, làm việc: 240m3
 Công trình công cộng và dịch vụ 90m3
Trong đó: – Tưới cây, rửa đường 9% x 240m3 22 m3
– Dịch vụ giặt, rửa xe,… 9% x 240 m3 22 m3
– Dùng cho khu xử lý nước thải 4% x 240 m3 10 m3
– Dự phòng và rò rỉ 15% x 240 m3 36 m3
 Phục vụ công cộng và PCCC 97 m3
Trong đó: – Phòng cháy chữa cháy có dự phòng 60 m3
– Khoa dinh dưỡng, căn tin – cafe,…. 37 m3
Bể dự trữ nước dưới đất:
Dự kiến xây dựng 4 bể chứa nước ở khu vườn cỏ cây xanh phía sau bệnh viện, mỗi bể có dung tích 120m3 với kích thước 6,5 x 6,5 x 3,0 được nối liên thông giữa các bể.
Bể nước trên mái:
Nước phục vụ cho khám chữa bệnh, sinh hoạt, dự trữ cứu hoả: 40%x480m3  = 192 m3
Nước cứu hoả trong 10 phút ở 6 địa điểm:    6 x 10’ x 60’’ x 5lít/giây =   18 m3
Tổng cộng:    = 210 m3
Dự kiến xây dựng 4 bể chứa trên tầng kỹ thuật và mái 1, mỗi bể có dung tích 60m3 với kích thước 4,5 x 3,5 x 3,5m được nối liên thông giữa các bể.
Chọn máy bơm nước lên mái:
Dự kiến lắp đặt 2 máy bơm loại Grundfos của Đan Mạch có thông số kỹ thuật:
Lưu lượng Q = 100m3/ giờ
Chiều cao đẩy H = 60 m
Mạng lưới đường ống cấp nước:
Đường ống cấp nước cho bể chứa nước trên mái và đưa nước xuống các tầng dùng loại ống PVR, đường ống dẫn nước sinh hoạt dùng loại ống PVC.
Đường ống cấp nước cứu hoả, dùng cho loại ống thép tráng kẽm có sơn màu đỏ.
Mạng lưới đường ống cấp nước được đặt trong các họp gaine, trên trần các hành lang và được chôn kín trong tường ở các nơi sử dụng .
VI.2.2. Thoát nước
Mạng lưới hệ thống thoát nước được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Mạng lưới ống tiếp nhận và chuyển nước thải phải xử lý của các khu khám bệnh ngoại trú, khu vực nội trú, các phòng nghiệp vụ và phòng dịch vụ về khu xử lý nước.
Khối lượng nước phải xử lý:
Bệnh viện : 200 giường x 0,8m3/ ngày :    160m3
CB-CNV : 900 người x 0,15m3/ ngày :     135m3
                    1908m3/ngày = hệ số  1,1 x   295m3
Tại khu vực xử lý, nước thải được kiểm soát theo tiêu chuẩn 20TCN-51-84 để quyết định pha chế các chất khử trong giai đoạn xử lý.
Tại khu vực xử lý, nước đă được xử lý, được kiểm soát theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 và TCXD 188–196 trước khi xă vào hệ thống ống thoát nước của bệnh viện.
Trạm xử lý nước thải và quy trình xử lý sẽ được thể hiện trong thiết kế kỹ thuật .
Nhóm 2: Mạng lưới ống tiếp nhận nước thải phục vụ, sinh hoạt của CB CNV đã qua bể tự hoại và nước thải qua tưới cây rữa đường: 90m3
Trong đó: – Nước thải sinh hoạt của CB CNV 150 lít người/ngày x 900 người 135m3
– Nước thải tưới cây rữa đường 22m3
Nhóm 3: Mạng lưới rãnh, ống và hố ga tiếp nhận không cùng một lúc nước mưa trên mặt diện tích xây dựng, nước cứu hỏa hoặc nước cho các dịch vụ công cộng.
Tạm tính lưu lương 60m3 sẽ đổ trực tiếp vào hệ thống ống thoát nước bệnh viện.
Những khối lượng trên là cơ sở ban đầu để tính toán khi thiết kế kỹ thuật hệ thống ống thải nước.
Hệ thống ống nước thải được cấu tạo :
– Đối với hệ thống nước thải phải qua xử lý dùng ống PVC
– Đối với nước thải sinh hoạt, nước mặt dùng vào hệ thống mương xây – tô bằng gạch ống và bêtông.
VI.3. Giải pháp lắp điện
Nguồn điện sử dụng được cung cấp từ nguồn cấp điện của quận 2, Tp.HCM.
Dự tính yêu cầu sử dụng điện
Điện năng sử dụng được tính theo phân khu chức năng trong giờ hoạt động cao điểm:
Thứ tự Khu vực Tạm tích định mức (W /m2)
1 Khối các khoa, phòng kỹ thuật nghiệp vụ 250
2 Khối các phòng điều trị nội trú, trung tâm can thiệp tim mạch và đột quỵ 200
3 Công trình phụ và sân băi 20
Điện năng tiêu thụ
Phần điện cao thế:
– Xây dựng trạm biến thế ngoài trời, có 3 máy biến áp loại Kios với máy cắt cho phép tự động đóng ngắt lưới điện khi xảy ra sự cố theo nguyên lý bảo vệ có chọn lọc.
– Máy biến áp Kios 3 pha – 2 cuộn dây, cách điện bằng dầu và có silicon chống cháy với các thông số kỹ thuật:
– Công suất: 2 x 3000 KVA và 1500 KVA
– Điện áp máy: 22 KV  2 x 2,5% /0,4 KV.
– Sơ đồ đấu dây: Dyn – 11.
– Công suất trạm biến thế: 2 máy x 3000 KVA + 1 máy x 1500 KVA
Máy biến áp Kios 3 pha – 2 cuộn dây cách điện bằng đầu có silicon chống cháy với các thống số kỹ thuật:
– Công suất: 1500 KVA
– Điện áp: 22KV  + 2 x 2,5 % / 0,4 KV
– Sơ đồ đấu dây: Dyn – 11
– Công suất trạm biến thế: 1 máy x 1500 KVA x cos  0,8 = 1.200 KW/h
Phần điện hạ thế:
Các trạm biến áp hạ thế được phân chia phục vụ cho các loại phụ tải như sau:
+ Trạm TR1: loại biến thế dầu 3Þ 4W – 22kV/0.4kV – 3000 KVA phục vụ cho tải chiếu sáng và nguồn ổ cắm.
+ Trạm TR2: loại biến thế dầu 3Þ 4W – 22kV/0.4kV – 3000 KVA phục vụ cho tải cơ như điều hòa không khí, bơm nước, quạt, thang máy…
+ Trạm TR3: loại biến thế dầu 3Þ 4W – 22kV/0.4kV – 1500 KVA phục vụ cho các loại phụ tải thiết bị y tế.
– Căn cứ vào công năng sử dụng của các phụ tải, sẽ phân chia các loại phụ tải thành 2 loại:
+ Các phụ tải quan trọng cần cấp điện liên tục trong trường hợp xảy ra sự cố trên lưới điện sẽ được cấp điện của máy phát dự phòng.
+ Các phụ tải bình thường có thể ngừng cấp điện trong trường hợp xảy ra sự cố trên lưới điện.
– Trên cơ sở 2 loại phụ tải trên, thanh hạ thế được chia làm 2 phần, trong đó có 1 phần phụ tải quan trọng sẽ được lắp vào bộ chuyển đổi nguồn điện tự động (viết tắt ATS).
 Máy phát điện dự phòng:
Dự kiến phụ tải quan trọng phục vụ cho các khoa cấp cứu, khoa ngoại, khoa xét nghiệm, khoa chuẩn đoán hình ảnh, khoa sản, cầu thang máy ,v.v ….
Công suất phụ tải:
– Chọn máy phát điện Diezel dự phòng có công suất 5000 KVA – 3Þ 4W,  điện áp 380/220V
Hệ thống dây dẫn điện:
– Trên mỗi tầng, căn cứ vào các phụ tải và vị trí thích hợp sẽ bố trí các tủ điện phù hợp. Từ tủ điện, qua hệ thống dây, dẫn điện đến các phụ tải.
– Chi tiết hệ thống dây dẫn điện và tủ điện sẽ được ghi cụ thể trong thiết kế kỹ thuật.
– Toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, dây dẫn truyền tín hiệu gọi y tá, điện thoại, tivi, v.v…… được đặt trên khay đỡ treo trên trần hành lang hoặc chôn sẵn trong tường.
VI.4. Giải pháp chống sét
Căn cứ đặc điểm công trình là 2 khối nhà liền kề với 3 khối nhà ở chung cư của dự án  Plaza, tiêu chuẩn nối đất chống sét hiện hành 20 TCVN–84 và tiêu chuẩn nối đất an toàn điện TCVN 4756-86 của bộ xây dựng.
Trên khối nhà 18 tầng sẽ lắp đặt đầu thu sét trực tiếp công nghệ phát xoay điện cao thế PULSAR 60 gồm :
– Đầu thu sét PULSAR 60 phát tín hiệu điện cao thế với biên độ tầng số nhất định tạo ra đường dẫn sét chủ động để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất và có hiệu quả lâu dài.
– Đầu thu sét PULSAR 60 là thiết bị chủ động không sử dụng nguồn điện, không gây tiếng động, có bán kính bảo vệ Rp = 107m,  phủ kín toàn bộ khu bệnh viện.
– Cáp thoát sét là 2 đường dẫn đồng trần có diện tích 70 mm2 đảm bảo khả năng thoát sét nhanh chóng và an toàn cho công trình.
– Hệ thống nối đất chống sét gồm các phụ kiện: cọc thép mạ đồng, bản đồng liên kết, bản đồng tiếp đất, phụ kiện đầu nối, hóa chất làm giảm và ổn định điện trở tất, hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất được bố trí theo hệ thống tạo thành nhiều điện cực tản năng lượng sét.
– Hệ thông nối đất an toàn điện, giống hệ thống nối đất chống sét nhưng có yêu cầu điện trở đất luôn luôn Rnđ ≤ 4.
Để bảo đảm tuyệt đối an toàn trong việc chống sét, trên nóc khối nhà A và B sẽ lắp đặt thiết bị cát sét thông minh 3 pha dầu nguồn ứng dụng công nghệ MCV.V25-B/4 và V20-C/4 sẽ ngăn ngừa hiệu quả xung điện lan truyền, sẽ tản năng lượng sét lan truyền xuống đất đảm bảo an toàn cho công trình thiết bị.
VI.5. Giải pháp điều hòa không khí
Việc điều hòa không khí trong bệnh viện, được thiết kế theo:
Điều hòa không khí trung tâm: cho các không gian lớn tập trung và có yêu cầu nhiệt độ thích hợp trong khám và điều trị bệnh.
– Dự kiến bố trí 12 máy lạnh trung tâm hoạt động độc lập trên mái, ở những vị trí thích hợp để cấp lạnh trực tiếp cho các khu vực, đảm bảo độ dẫn dường truyền không khí lạnh ≤ 60 m
– Đường dẫn truyền không khí lạnh đặt trên trần các hành lang ở các tầng có cửa xả lạnh trực tiếp vào các phòng sử dụng.
Điều hòa không khí bằng các máy lạnh riêng biệt cho các phòng nội trú
Khi thiết kế kỹ thuật, các máy lạnh sẽ được lắp đặt ở những vị trí thích hợp cho sử dụng và không ảnh hưởng đến mặt tiền công trình.
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VII.1. Cơ sở pháp lý
Bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là ở những thành phố là trung tâm văn hóa – chính trị và kinh tế của tỉnh và các vùng phụ cận.
– Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh ban hành luật vào ngày 10/01/1994.
– Nghị định 175/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường.
– Quyết định 290/QĐ-MTG ngày 21/12/1996 công bố 97 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về bảo vệ môi trường Việt Nam.
– Việc xây dựng Bệnh viên Đa khoa Quốc Tế  đóng góp một phần vào việc thay đổi cảnh quan đô thị Tp.HCM, đồng thời cũng có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường cần phải được xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
VII.2. Đánh giá tác động tích cực đến môi trường của dự án
Việc xây dựng Bệnh viện đa khoa Quốc Tế  hiện đại với đầy đủ cơ sở hạ tầng gồm: đường và sân bãi, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước…. sẽ góp phần tạo ra bộ mặt đô thị mới cho Tp.HCM và vùng phụ cận trong các mặt:
– Bệnh viện nói riêng và hạ tầng đô thị nói chung được nâng cấp góp phần cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo nên vẻ đẹp cảnh quan đô thị thành phố, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
– Bệnh viện được xây dựng mới có hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ cải thiện tốt hơn điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống và điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
VII.3. Đánh giá tác động tiêu cực và biện pháp xử lý
Khi bệnh viện được xây dựng hoàn chỉnh, bắt đầu hoạt động với quy mô lớn hơn trước nên càng phải quan tâm đến các ô nhiễm sinh ra từ quá trình hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt trong phạm vi bệnh viện, cần phải được phân loại và xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường.
– Đối với nước thải từ quá trình khám chữa bệnh, sẽ được thu gom và có hệ thống đường ống dẫn riêng vào khu xử lý nước thải được kiểm soát theo TCVN 5945-1945 và TCXD 188-196 trước khi được xả vào hệ thống nước thải.
– Đối với nước thải vệ sinh, phải qua xử lý tại các bể tự loại trước khi được xả vào hệ thống nước thải.
– Đối với rác thải là các bệnh phẩm, dụng cụ y khoa, tại mỗi phòng nghiệp vụ đều có các thùng rác sinh hoạt, thùng rác thải và các vật nhọn và các túi nilon để chứa riêng các loại bệnh phẩm để đưa đến trạm đốt rác theo thiết kế kỹ thuật.
– Trong quá trình làm việc, bệnh viện có quy định cụ thể về phòng chống nhiễm khuẩn để bảo vệ sức khỏe cho CBCNV, tránh việc lấy lan bệnh truyền nhiễm.
VII.4. Mục đích của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau diễn ra thường xuyên xung quanh loài người, nó ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Quốc Tế  với công suất 200 giường tại Quận 2, Tp.HCM có nhiều hoạt động có thể gây tác động đến môi trường xung quanh ngay cả trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành
Đánh giá tác động môi trường cho dự án này nhằm đạt được các mục đích:
 Thứ nhất xác định được đầy đủ các tác động tiêu cực dự án đến môi trường từ giai đọan xây dựng tới khi đi vào giai đoạn vận hành.
 Thứ hai nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy các mặt tích cực của dự án.
VII.5. Tác động môi trường của dự án
VII.5.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng
Các tác động tiêu cực của dự án xảy ra trong giai đoạn đầu cho đến khi hoàn thành công trình, đó là:
– Ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình san lấp mặt bằng và trong khi xây dựng công trình; Ô nhiễm bụi phát sinh nhiều trong quá trình vận chuyển cát, đá, đất, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí…, ngoài ra bụi còn có thể phát tán từ các đống vật liệu, băi cát v.v…, bụi phát sinh từ các hoạt động này sẽ tác động đến người dân xung quanh khu vực công trình.
– Bụi từ quá trình chà nhám sau khi sơn tường: Bụi sơn sẽ phát sinh trong quá trình chà nhám bề mặt sau khi sơn và sẽ được khuếch tán vào gió gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công đoạn chà nhám bề mặt tường đă sơn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và quá trình được che chắn nên tác động này không đáng kể, chỉ tác động cục bộ trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động tại công trường.
– Ô nhiễm nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt:
 Trong công tác đào khoan móng, đóng cọc tạo ra bùn cát và đặc biệt là dầu mỡ rò rỉ từ các máy thi công gây ô nhiễm nguồn nước ở một mức độ nhất định;
 Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân xây dựng trên công trườngThành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:
+ Chất rắn lơ lửng (SS);
+ Các chất hữu cơ (COD, BOD);
+ Dinh dưỡng (N, P…);
+ Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).
 Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường tối đa khoảng 150 người. Nếu công nhân xây dựng được phép tắm tại công trường và mức dùng nước tối đa là 80 lít/người/ngày thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 12 m3/ngày. Nếu không có biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng ô nhiễm phát sinh khoảng 12 kgCOD/ngày (tính tải lượng phát thải tối đa khoảng 80 gCOD/người/ngày).
 Trường hợp công trường xây dựng 1.5 – 2.0 năm, phần bố trí nhà vệ sinh có bể tự hoại, nhà vệ sinh cho phụ nữ, nhà tắm để hạn chế tải lượng ô  nhiễm được giảm thiểu 2 lần.
– Chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt:
 Chất thải rắn sinh hoạt
Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức thải tối đa là 0,20 kg/người/ngày thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tối đa tại khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng là 30 kg/ngày. Trong đó, thành phần hữu cơ (tính riêng cho rác thải thực phẩm) chiếm từ 60 – 70 % tổng khối lượng chất thải, tức khoảng 18 – 21 kg/ngày. Các thành phần còn lại chủ yếu là vỏ hộp, bao bì đựng thức ăn… tất cả rác thải sẽ được thu gọn về hàng ngày giao cho công ty vệ sinh môi trường thành phố mang đi xử lý.
 Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng bao gồm bao bì xi măng, sắt thép vụn, gạch đá… Nếu không được thu gom thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và vẻ mỹ quan đô thị. Chất thải xây dựng sẽ được thường xuyên thu gọn sạch trong công tác vệ sinh công nghiệp tại công trình.
 Dầu mỡ thải
+ Dầu mỡ thải theo qui chế quản lý chất thải nguy hại được phân loại là chất thải nguy hại (mă số: A3020; mă Basel: Y8).
+ Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi.
+ Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:
o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.
o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.
+ Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM cho thấy:
o Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay
o Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 – 6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện.
+ Dựa trên cơ sở này, ước tính lượng dầu mỡ phát sinh tại công trường trung bình khoảng 12 – 23 lít/ngày.
– Tiếng ồn
Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công như máy ủi, xe lu, máy kéo, máy cạp đất… Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách, mức ồn cách nguồn 1 m và dự báo mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thi công được trình bày trong Bảng sau:
TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20 m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50  m (dBA)
Khoảng Trung bình
1 Máy ủi 93,0 67,0 59,0
2 Xe lu 72,0  74,0 73,0 47,0 39,0
3 Máy kéo 77,0  96,0 86,5 60,5 52,5
4 Máy cạp đất 80,0  93,0 86,5 60,5 52,5
5 Xe tải 82,0  94,0 88,0 62,0 54,0
6 Máy trộn bê tông 75,0  88,0 81,5 55,5 47,5
7 Máy nén khí 75,0  87,0 81,0 55,0 47,0
TCVN 5949-1998
(6  18h) 50  75 dBA
Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí cách nguồn 20 m nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tuy nhiên, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khu vực dân cư xung quanh nếu các hoạt động này triển khai sau 22 giờ.
VII.5.2. Các tác động chính trong giai đoạn vận hành
 Tác động do chất thải y tế
Theo qui định, chất thải tại các bệnh viện, trung tâm y tế sẽ bao gồm các loại như sau:
 Chất thải lây nhiễm:
– Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
– Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
 Chất thải hoá học nguy hại:
– Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
– Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
– Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu
– Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chỉ sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
 Chất thải phóng xạ:
– Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
– Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
 Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
– Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
– Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
– Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
– Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
 Tác động do nước thải y tế
Trung bình, mỗi ngày, lượng nước thải phát sinh tính trên một giường bệnh là 750 lít. Nước thải bệnh viện có đầu ra gồm các vi sinh vật gây bệnh, các loại thuốc, các nguyên tố phóng xạ, và các hóa chất độc hại khác. Các chất ô nhiễm phát sinh từ bệnh viện chủ yếu là các hóa chất chữa trị ung thư, chất kháng sinh, các hợp chất halogen, …. Cùng với các chất ô nhiễm này, vi sinh vật gây bệnh trong NTBV gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài sinh vật và nguồn tiếp nhận. Tính chất nước thải 1 số bệnh viện như trong Bảng sau:
CHỈ TIÊU Trung bình TCVN
1 pH (mg/l) a- Trung ương 6,1 6,5-8,5**
b- Tỉnh 7,2
3 H2S (mg/l) a- Trung ương 4,5 ≤ 1,0**
b- Tỉnh 8,1
4 BOD5 (mg/l) a- Trung ương 89,7 ≤ 30**
b- Tỉnh 169,1
5 COD (mg/l) a- Trung ương 130,0 ≤  80*
b- Tỉnh 222,8
6 Tổng nitơ (mg/l) a- Trung ương 13,4 ≤ 40*
b- Tỉnh 18,6
7 Chất rắn lơ lửng (SS) (mg/l) a- Trung ương 21,6 ≤  100**
b- Tỉnh 35,0
8 Tổng phốtpho (mg/l) a- Trung ương 2,0 ≤  6**
b- Tỉnh 1,4
* QCVN 24:2009/BTNMT loại B,  **TCVN 7382:2004 mức II
VII.6. Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường
VII.6.1. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn thi công
1/- Giảm thiểu ô nhiễm do bụi
 Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển:
+ Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tại Cục Đăng kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
+ Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm tra và đăng ký cho chủ Dự án.
+ Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị xây dựng.
 Kiểm soát bụi khuếch tán từ các hoạt động xây dựng: Hoạt động thu gom, chuyên chở vật liệu san ủi: áp dụng biện pháp cản gió bằng tường rào hoặc tưới nước.
 Các xe tải chuyên chở:
+ Có tấm bạt che phủ (hiệu quả kiểm soát 2%).
+ Tưới nước 2 lần/ngày (hiệu quả kiểm soát 37%).
+ Vệ sinh sạch sẽ các phương tiện và thiết bị trước khi ra khỏi công trường xây dựng.
2/- Quản lý dầu mỡ thải trong suốt thời gian thi công
 Dầu mỡ thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện vận chuyển, máy móc và thiết bị thi công được phân loại là chất thải nguy hại theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và thông tư số 12/2006/TT-BTNMT với Mă số  A3020, Mă Basel Y8. Vì vậy, dầu mỡ thải phải được thu gom và quản lý thích hợp. Cụ thể, các biện pháp kiểm soát tác động của dầu mỡ thải như sau:
 Không chôn lấp/đốt/đổ bỏ dầu mỡ thải tại khu vực dự án.
 Hạn chế việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án.
 Khu vực bảo dưỡng được bố trí tạm trước trong một khu vực thích hợp và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng.
 Dầu mỡ thải được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với công ty và đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
3/-. Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
 Tất cả chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công trình đều được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và hợp đồng với các đơn vị thu gom rác của địa phương đến thu gom hàng ngày.
 Ngoài ra nhà thầu xây dựng cũng phải có trách nhiệm thu gom tất cả rác thải nằm trong phạm vi của công trường để đảm bảo không phát sinh các đống rác tự phát tại khu vực nhà thầu chịu trách nhiệm.
VII.6.2. Giảm thiểu các tác động trong giai đoạn vận hành
1/- Giảm thiểu tác động do chất thải rắn
Bệnh viện sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui đinh về quản lư chất thải y tế của mình, cụ thể như sau:
 Qui định mã màu sắc của chất thải y tế
+ Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
+ Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.
+ Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
+ Màu trắng đựng chất thải tái chế.
 Túi đựng chất thải
+ Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
+ Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.
+ Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
 Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn
+ Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng.
+ Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn:
o Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.
o Có khả năng chống thấm.
o Kích thước phù hợp.
o Có nắp đóng mở dễ dàng.
o Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.
o Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
o Mầu vàng.
o Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.
o Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
+ Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy huỷ kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy huỷ, cắt bơm kim.
+ Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
 Thùng đựng chất thải
+ Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.
+ Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.
+ Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.
+ Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.
+ đ) Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.
+ Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.
+ Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
 Biểu tượng chỉ loại chất thải:
Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này):
+ Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.
+ Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.
+ Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”
+ Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.
 Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế
+ Nơi đặt thùng đựng chất thải.
o Mỗi khoa, phòng phải định rơ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.
o Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.
o Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.
o Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đă được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.
+ Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mă mầu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
+ Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại.
+ Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
+ Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
 Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế
+ Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.
+ Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
+ Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
 Lưu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế
+ Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
+ Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
+ Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
o Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.
o Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
o Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
o Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
o đ) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh.
o Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.
o Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
o Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.
o Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
o Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.
o Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu huỷ hàng ngày.
o Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
2/- Giảm thiểu tác động do nước thải
Qui trình xử lý thải của bệnh viện được trình bày trong Hình 1. Với công nghệ xử lý này nước thải của bệnh viện sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép hiện hành. Khi nước thải dẫn vào khu xử lý nước được kiểm soát theo TCXD 188-196-5945-1995 và trước khi thải vào hệ thống nước thải công cộng được kiểm soát theo TCXD
CHƯƠNG VIII: QUY MÔ BỆNH VIỆN, BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
VIII.1. Quy mô bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế  có quy mô như sau:
 Số giường bệnh 200 giường, chia làm 04 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (năm 2012) : 50 giường
+ Giai đoạn 2 (năm 2013) :100 giường
+ Giai đoạn 3 (năm 2014) :150 giường
+ Giai đoạn 4 (năm 2015) : 200 giường
 Diện tích mặt bằng : 1655 m2
 Tổng diện tích sàn xây dựng : 23730 m2
 Số tầng là 20 tầng x 2 block (A và B).
 Mỗi tầng gồm 4 căn hộ, mỗi căn hộ gồm 1 giường điều trị.
VIII.2. Bộ máy quản lý bệnh viện
VIII.2.1. Bộ phận quản lý
– Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
– Ban Giám đốc
– Phòng Tổ chức – Kế hoạch tổng hợp
– Phòng tài chính kế toán
VIII.2.2. Bộ phận chuyên môn
Khoa khám bệnh: bao gồm các chuyên khoa như sau
+ Buồng cấp cứu – lưu bệnh
+ Phòng khám chuyên khoa nội
+ Phòng khám chuyên khoa ngoại tổng quát
+ Phòng khám chuyên khoa phụ sản – Kế hoạch hóa gia đình
+ Phòng khám chuyên khoa nhi
+ Phòng khám chuyên khoa mắt
+ Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng
+ Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt
+ Phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ
+ Phòng khám chuyên khoa tâm thần – thần kinh
+ Phòng khám chuyên khoa da liễu
+ Phòng khám chuyên khoa điều dưỡng, phục hồi chức năng
+ Phòng khám chuyên khoa truyền nhiễm
+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền.
Khoa nội
+ Chuyên khoa trung tâm can thiệp tim mạnh đột ngụy
+ Đơn vị điều trị các bệnh thông thường về nội khoa tổng hợp
+ Đơn vị  lọc thận
+ Đơn vị nội tiết
+ Đơn vị hô hấp
+ Đơn vị tiêu hóa
+ Đơn vị xương cơ khớp
+ Đơn vị ung bướu
Khoa ngoại
+ Đơn vị ngoại tổng hợp
+ Đơn vị chấn thương chỉnh hình, thận tiết niệu, xương cơ khớp
+ Đơn vị phẩu thuật thẩm mỹ
+ Đơn vị phẩu thuật tim mạch
Khoa phẩu thuật gây mê hồi sức
+ Buồng phẩu thuật
+ Buồng tiền mê
+ Buồng hậu phẫu
Khoa sản phụ khoa
+ Buồng đẻ
+ Buồng chờ đẻ
+ Buồng khám sản
+ Buồng khám phụ khoa
+ Buồng hậu sản
+ Buồng kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình
+ Buồng truyền thong tư vấn
Khoa nhi
Liên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt
Khoa săn sóc đặc biệt
Khoa truyền nhiễm
Khoa y học cổ truyền
Khoa điều dưỡng phục hồi chức năng
+ Đơn vị vận động trị liệu
+ Đơn vị vật  lý trị liệu
+ Đơn vị thủy trị liệu
Khoa cận lâm sàng
+ Xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh
+ Chẩn đoán hình ảnh:X-quang, CT-Scanner, cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi.
+ Thăm dò chức năng: điện tâm đồ, điện não đồ.
Khoa dược
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1. Khoa khám bệnh
2. Khoa nội (trung tâm can thiệp tim mạch đột ngụy)
3. Khoa ngoại
4. Khoa phẩu thuật gây mê hồi sức
5. Khoa sản phụ khoa
6. Khoa nhi
7. Liên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt
8. Khoa săn sóc đặc biệt
9. Khoa truyền nhiễm
10. Khoa y học cổ truyền
11. Khoa điều dưỡng phục hồi chức năng
12. Khoa cân lâm sàng
13. Khoa dược
VIII.3. Tổ chức nhân sự, cán bộ
Tổ chức biên chế nhân sự của bệnh viện Đa khoa Quốc tế  được kết hợp nhân sự bệnh viện Đại học Y Dược: tổng số: cán bộ, nhân viên. Bao gồm cán bộ như sau:
1. Giám đốc bênh viện 1
2. Phó giám đốc 1
3. Kế toán trưởng 1
4. Điều dưỡng trưởng 3
5. Trưởng khoa 10
6. Giáo sư, bác sĩ 30
7. Dược sĩ đại học 10
8. Kỹ sư, cử nhân kinh tế, Cử nhân xét nghiệm 20
9. Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sĩ trung, sơ cấp 200
10. Thư ký y khoa, công nhân thanh trùng 30
11. Công nhân, nhân viên phục vụ hành chính, bảo vệ 50
Tổng cộng 356
 Giám đốc bệnh viện có chứng chỉ hành nghề tư nhân do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp. Bác sỹ trưởng khoa lâm sang, cận lâm sang và các nhân viên y tế làm việc chuyên môn có đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 6/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về ngành y, dược tư nhân.
CHƯƠNG IX: PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
IX.1. Phạm vi hoạt động
IX.1.1. Khoa nội
Khoa Nội Tổng Hợp của Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế  nhận điều trị các bệnh lý nội khoa tổng quát như:
–    Bệnh lý tim mạnh, đột ngụy: thiếu máu cơ tim, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh tim mạch kết hợp với bệnh đái tháo đường, v.v…
– Bệnh lý hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi mảng tính, v.v..
– Bệnh lý tiêu hóa, gan mật: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy, xơ gan, viêm gan, bệnh lý đại tràng,v.v…
– Bệnh lý thận – tiết niệu: nhiễm trùng tiểu, u xơ tiền liệt tuyến, viêm vi cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận cấp, suy thận mạn, v.v…
– Bệnh lý huyết học
– Bệnh lý đái tháo đường
– Bệnh lý tuyến giáp
– Các bệnh ung thư v.v…
– Bệnh lý mạch vành
– Tăng huyết áp
Trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ hiện có đơn vị Thăm Dò Tim Mạch chuyên sâu gần như đầy đủ các nghiệm pháp: điện tâm đồ thường quy, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức, holter nhịp tim, holter huyết áp, CAVI test đánh giá độ xơ cứng động mạch, kích thích nhĩ, v.v…
Đơn Vị Thăm Dò Tim Mạch chuyên sâu của Bệnh Viện Đa khoa Quốc tế  còn được trang bị đồng thời cả hai hệ thống máy chụp cắt lớp điện toán 64 lát cắt ( máy chụp CT ) và máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla ( máy MRI ) giúp đánh giá tình trạng vôi hóa và hẹp động mạch vành, tình trạng cầu nối động mạch vành sau phẫu thuật, v.v… MRI tim mạch còn giúp đánh giá hình thái học của tim, khảo sát tưới máu cơ tim, tính sống còn của cơ tim, v.v…
IX.1.2. Khoa ngoại
Khoa Ngoại của Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế  bao gồm các chuyên khoa:
– Tiêu Hóa Gan Mật: viêm ruột thừa, tắc ruột, hẹp hậu môn vị, viêm túi mật, trĩ chảy máu, trĩ tắc mạch, trĩ viêm tắc, áp xe gan, v.v… và các bệnh không cấp cứu thường gặp như Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, trĩ nội ngoại, bướu tá tràng, bướu ruột non, ung thư ruột già – trực tràng; tư vấn và tầm soát ung thư đối với các loại ung thư thường gặp như: Thực quản, Dạ dày, Ruột non, Đại tràng, Gan, Túi mật, Tụy, Lách, Trực tràng, Hậu môn, v.v…
– Chấn Thương Chỉnh Hình: điều trị các loại chấn thương và bệnh lý về xương khớp từ những gãy xương tay, chân đơn giản (chỉ cần điều trị bằng cố định ngoài như treo, bất động bằng các vật liệu tổng hợp hay bó bột ) đến phức tạp ( phải phẫu thuật để cố định bên trong xương gãy ), chấn thương cột sống; các loại phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít cho đến thay khớp háng, khớp gối, chỉnh hình chi, tái tạo dây chằng, thay dây chằng mới do chấn thương trong thể thao và trong sinh hoạt; điều trị những bệnh lý như viêm, áp-xe, u bướu và chấn thương, vết thương mô mềm như ở da, tổ chức dưới da, gân, mô cơ và khớp…
– Tiết Niệu: viêm quanh thận, sỏi thận, u thận và tuyến thượng thận, sỏi và các teo hẹp từ bể thận, niệu quản tới niệu đạo; bệnh lý viêm, u bướu và sỏi ở bọng đái; viêm tuyến tiền liệt (TTL), bướu sợi lành TTL và ung thư TTL;chẩn đoán đến điều trị của bọng đái, TTL, niệu quản – bể thận, cắt bỏ u tuyến thượng thận…
– Lồng Ngực Mạch Máu: bướu cổ lành tính đến ác tính, phẫu thuật mở và nội soi bướu nhân tuyến giáp, nang giáp móng; điều trị các tổn thương mô mềm lồng ngực, đặc biệt là bướu lành và ác của tuyến vú cho cả nam và nữ; chẩn đoán và điều trị các hạch vùng cổ, trên xương đòn và nách cũng như các ca phẫu thuật mở và nội soi lồng ngực; chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phổi, màng phổi, hạch vùng trung thất; phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm ngực để điều trị chảy mồ hôi tay.
IX.1.3. Khoa sản
Dịch vụ Sản khoa
– Tầm soát trước sanh
– Tầm soát trẻ sau sanh ( xét nghiệm máu )
– Dịch vụ sanh không đau
– Dịch vụ giảm đau sau mổ ( 48 giờ )
– Dịch vụ lấy máu cuống rốn ( Tế bào gốc )
– Khám thai trọn gói: Theo dõi sức khỏe mẹ, theo dõi thai kỳ, tầm soát dị tật bẩm sinh thai nhi, phát hiện sớm dị tật thai (xét nghiệm máu, siêu âm 4D), chích ngừa cho mẹ, điện thoại nhắc lịch khám định kỳ, xe đưa đón khi sanh.
Dịch vụ Phụ khoa
– Theo dõi định kỳ sức khỏe:
– Phát triển, điều trị bệnh lý phụ khoa.
– Tầm soát ung thư: Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung với hệ thống soi cổ tử cung hiện đại.
– Tầm soát ung thư vú.
–   Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình:Ngừa thai bằng que cấy dưới da (tác dụng 3 năm), phá thai bằng thuốc, hút thai dưới gây mê.
–   May thẩm mỹ
–   Phẫu thuật nội soi: Cắt tử cung, bóc u xơ tử cung, bóc u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, điều trị vô sinh.
Trang thiết bị:
– Hệ thống Mổ nội soi OR1 tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay và được trang bị cùng một hệ thống mạng toàn cầu giúp chuyển tải hình ảnh trực tiếp ca phẫu thuật sang các nước tiên tiến khác trong trường hợp cần sự cố vấn chuyên môn.
– Áp dụng phương pháp sàng lọc dị tật sớm từ 11 –> 24 tuần, với hệ thống máy móc hiện đại và phần mềm phân tích tiên tiến nhất đang được áp dụng ở Châu Âu. Với hệ thống máy siêu âm cực kỳ hiện đại như: 2 chiều ( 2D ), Doppler màu, 3 chiều ( 3D ), 3 chiều thời gian thật ( 4D ), các bà mẹ mang thai sẽ được khảo sát dị tật thai nhi một cách sớm nhất đặc biệt là các dị tật bề mặt. Không những thế, các ông bố, bà mẹ sẽ được trực tiếp nhìn thấy mọi cử động của bé yêu trong bụng mẹ. Ngoài ra, máy 3D, 4D với độ phân giải cao, đo chính xác đến 0,1mm cho phép đo độ mờ da gáy ( NT ) thai nhi từ 11W – 13W6D nhằm phát hiện sớm một số dị tật liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể ( NST ), tim mạch… Máy siêu âm 3D, 4D cho hình ảnh sống động, rõ nét không những bề mặt thai nhi mà có thể khảo sát các cơ quan bên trong của thai nhi như gan, thận, tim, phổi…
IX.1.4. Khoa nhi
Khoa Nhi được tổ chức theo mô hình mới, năng động và thân thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình bận rộn – Mô hình “Nhà Trẻ – Bệnh Viện”.
  –  Phòng Khám Trẻ: Khám sức khỏe định kỳ, tư vấn chăm sóc, dinh dưỡng; Khám sức khỏe chỉ định chủng ngừa phòng bệnh; Khám và điều trị ngoại trú các bệnh lý nhi khoa thông thường; Khám và sàng lọc các trẻ bệnh lý nặng cần chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị, luôn đảm bảo an toàn tốt nhất cho các em bé.
–  Phòng khám cấp cứu: xử trí cấp cứu các em bé bệnh lý hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, sốt xuất huyết, sốt co giật, các bệnh lý ngoại khoa,…
–  Khu điều trị nội trú nhi:Các em bé luôn được chăm sóc như ở nhà của mình với hệ thống phòng ốc tiện nghi cao cấp, được trang trí các hình ảnh phù hợp tâm lý trẻ. Phòng được trang bị các máy móc thiết bị hổ trợ cho công tác điều trị để đạt kết quả tốt nhất.
–  Khu điều trị sơ sinh: Khu điều trị sơ sinh được trang bị các máy móc thiết bị rất hiện đại: máy giúp thở, máy thở áp lực dương liên tục qua mũi ( NCPAP – Nasal Continuous Positive Airway Pressure ), máy monitoring, lồng ấp cho trẻ non tháng nhẹ cân, warmer sưỡi ấm cho các bé, đèn chiếu vàng da và hệ thống oxy, khí nén,…
IX1.5. Khoa hồi sức cấp cứu
Để phục vụ công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện thực hiện các thủ thuật điều trị như:
– Đặt nội khí quản
– Cấp cứu ngưng tim ngưng thở
– Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm
– Thông khí cơ học: Thở máy xâm lấn và không xâm lấn
– Chọc dò màng phổi, chọc dò màng bụng, chọc dò tủy sống.
Bệnh viện đã trang bị hệ thống máy thở, máy monitor, máy sốc điện, máy làm khí máu động mạch, máy siêu âm,… đồng bộ và hiện đại nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp cấp cứu, theo dõi và phát hiện những thay đổi nhỏ nhất của Bệnh nhân một cách chính xác, nhanh nhất.
IX.1.6. Khoa săn sóc đặc biệt
Mọi trường hợp cần cấp cứu và hồi sức: suy hô hấp do các bệnh phổi (kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), cấp cứu thần kinh, tim mạch, sản, nhi, tai mũi họng, ngoại khoa, v.v…
Các bệnh nhân nặng cần được chăm sóc và hồi sức tích cực, hay cần sự theo dõi liên tục sẽ được chuyển về khu săn sóc đặc biệt. Tại đây, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh và an toàn cho bệnh nhân. Nguyên tắc vô trùng được tuân thủ nghiêm ngặt, dụng cụ y tế chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Ngoài ra, hệ thống chuông báo động, monitor trung tâm bố trí trong phòng bệnh đảm bảo sự theo dõi tình trạng bệnh nhân một cách tốt nhất.
IX.1.7. Khoa khám bệnh
 Phòng khám răng hàm mặt
Để giúp hàm và răng chắc khỏe, gương mặt tươi tắn, chúng tôi có thể thực hiện các loại hình dịch vụ như sau:
– Nha khoa dự phòng: khám sức khỏe răng hàm mặt định kỳ, ngăn ngừa sâu răng bằng bít hố rãnh.
– Nha khoa điều trị: trám răng, chữa tủy, nhổ răng, lấy cao răng, đánh bóng răng, tẩy trắng răng.
– Nha khoa thẩm mỹ: điều chỉnh màu răng bị hỏng do thuốc: tetracycline, nhiễm fluor, nhiễm phèn.
– Nha khoa phục hồi: làm răng giả tháo lắp, làm răng sứ cố định
Hệ thống ghế máy nha khoa cao cấp VOYAGER II, máy tẩy trắng răng nhanh tại phòng nha 24 phút, máy cạo vôi răng siêu âm thế hệ mới, hệ thống X-quang kỹ thuật số hiện đại nhất hiện nay, đặc biệt với hệ thống máy nội soi răng cao cấp sẽ giúp bệnh nhân phát hiện nhanh và sớm tình trạng bệnh lý răng miệng.
 Phòng khám tai mũi họng
– Máy massage màng nhĩ TM100 (Tympanic Membrane massager TM 100):
Máy tạo ra áp lực khí rất thấp với tần số đặc biệt tác động lên màng nhĩ, tai giữa và tai trong dùng điều trị trong: rối loạn vòi nhĩ, viêm tai giữa, bệnh Meniere.
– Máy điều trị Laser mức độ thấp LT-200 (Low Level Laser Therapy LT-200)
Laser mức độ thấp với độ dài bước sóng 5mW650nm làm biến đổi hiệu ứng sinh học của máu và làm tăng sức đề kháng miễn dịch chống lại bệnh như việc tăng tốc độ di chuyển của nguyên bào sợi, thúc đẩy việc tạo endorphins, giảm sự kết dính của máu. Dùng điều trị trong: Viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng, Viêm tai giữa cấp và mãn tính.
– Máy điều trị bức xạ NET – 1300 (Infrared irridiating therapy NET – 1300)
Tia bức xạ đi xuyên qua da làm tăng nhiệt độ vùng sâu của da và làm tăng tuần hoàn máu. Dùng điều trị trong: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản.
Máy rửa mũi SI – 1000 ( Nasal Washer SI – 1000 )
Phát tán thuốc thành các hạt nhỏ 15 µm, đúng tiêu chuẩn y tế, không gây tiếng ồn. Dùng điều trị trong: Viêm mũi xoang, dị ứng mũi xoang.
– Máy Phun Khí Dung NET – 1580 (Nebulizer Net – 1580)
Phát tán thuốc xông thành các hạt nhỏ 10 µm, đúng tiêu chuẩn y tế, không gây tiếng ồn. Dùng điều trị trong: Viêm mũi, viêm thanh quản, cảm mạo, viêm phế quản.
Hệ thống máy nội soi Karl Storz.
Các ống soi cứng 0 độ, 30 độ, 70 độ với đường kính 4mm, 2,7 mm và bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang hỗ trợ tối đa trong các ca phẫu thuật nội soi Tai – Mũi – Họng.
– Bàn Khám Tai Mũi Họng thế hệ mới NET -3000 (ENT UNIT, NET – 3000)
Với đầy đủ tính năng phục vụ cho việc khám tai mũi họng: bàn để dụng cụ khám, đèn đọc phim, bàn để máy nội soi, máy vi tính, hộp đựng gòn, máy hơ gương, máy hút, máy xịt thuốc. Đặc biệt ghế ngồi điều chỉnh bằng điện mọi tư thế thuận lợi nhất cho công tác thăm khám và tạo sự thoải mái nhất cho bệnh nhân.
IX.1.8. Khoa điều dưỡng và phục hồi chức năng
– Vật lý trị liệu: Hệ thống máy móc hoàn toàn mới với các loại như: Vi sóng, siêu âm, điện xung giảm đau – TENS, điện xung giảm đau – giao thoa, hồng ngoại, parafin. Đặc biệt, bệnh viện còn trang bị các máy massage bằng áp suất không khí, massage dạng nước điều chỉnh nhiệt độ từ 25oC – 40oC , massage dạng lăn với điều chỉnh các thông số theo chiều cao, laser dạng quét với 8 phương thức điều trị, máy kéo cột sống kèm nhiệt làm ấm vùng lưng khi kéo.
Các dạng bệnh điều trị tại phòng vật lý trị liệu
– Vật lý trị liệu ngoại khoa
+ Vật lý trị liệu trước và sau phẫu thuật ngực, bụng.
+ Laser sinh học năng lương thấp: Điều trị vết thương hở nhiễm trùng , vết thương bàn chân tiểu đường, vết loét, bỏng, vết mổ, tiểu phẫu sau 48 giờ …giúp vùng tổn thương lành tốt, không để lại sẹo hay sẹo rất nhỏ.
– Vật lý trị liệu chấn thương chỉnh hình
+ Vật lý trị liệu trước và sau phẫu thuật cơ xương khớp: Thay khớp gối, khớp háng; Nối gân, tái tạo mô mềm, tái tạo dây chằng khớp gối…; Gãy xương và trật khớp; Xương chậm liền.
+ Vật lý trị liệu chấn thương:Chấn thương mô mềm; Sẹo kết dính
+ Vật lý trị liệu một số bệnh lý cơ xương khớp:Loãng xương; Thoái hóa khớp; Viêm khớp; Viêm gân, viêm cơ, viêm bao hoạt dịch khớp ,viêm chu vi vai; Hội chứng chỏm xoay, tennis elbow, De Quarvain, ngón tay bật;
+ Vật lý trị liệu tổn thương thần kinh ngoại biên: Liệt thần kinh quay, trụ, giữa; Tổn thương đám rối cánh tay…; Liệt thần kinh hông khoeo ngoài, hông khoeo trong; Liệt VII ngoại biên.
+ Vật lý trị liệu một số bệnh lý cột sống: Trượt đốt sống; Vẹo cột sống; Viêm cột sống dính khớp; Thoái hóa  cột sống; Hội chứng cổ vai,  đau thắt lưng; Thoát vị đĩa đệm cột sống…
– Vật lý trị liệu nội thần kinh
+ Viêm đa  dây thần kinh
+ Viêm đa rễ và dây  thần kinh (Guilain Barre)
+ Đau thần kinh tọa
+ Đau thần kinh liên sườn
+ Đau hậu zona.
+ Biến chứng thần kinh chi dưới do tiểu đường
+ Di chứng  tai biến mạch máu não
+Parkinson…
 – Vật lý trị liệu hô hấp
+ Viêm phổi
+ Abces phổi
+ Viêm phế quản
+ COPD
+ Tràn dịch, tràn khí  màng phổi …
– Vật lý trị liệu tim mạch
+ Suy tim I, II theo  NYHA
+ Sau nhồi máu cơ tim
+ Giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch , viêm tắc động mạch chi
+ Xơ cứng động mạch chi dưới do tiểu đường…
– Vật lý trị liệu tai mũi họng
+ Đau đầu vận mạch, căng cơ
+ Viêm sụn vành tai
+ Liệt VII ngoại biên sau phẫu thuật.
+ Khàn tiếng
+ Rối loạn nói, nuốt…
– Vật lý trị liệu sản khoa
+ Trước và sau sinh
+ Sa sinh dục- Tầm soát dị tật bẩm sinh đối với trẻ sơ sinh
+ Tắc tuyến sữa , viêm tuyến vú, abces tuyến vú
+ Sẹo sau mổ bắt con , rạn da…
– Vật lý trị liệu nhi
+ Hô hấp nhi
+ Vẹo cổ do cơ
+ Chân khoèo
+ Trật khớp háng…
IX.2. Trang thiết bị y tế
Thiết bị TT Thiết bị
1 Máy CT đa cắt lớp 132 Đèn đọc Xquang 6 phim
2 Máy MRI 133 Máy lọc khí di động vô trùng Erhance
3 Máy định dạng vi khuẩn 134 Bàn khám bệnh
4 Thiết bị mổ soi ổ bụng Moniter 135 Bàn khám phụ khoa
5 Máy đo mật độ xương 136 Bàn khám phụ khoa để hội chuẩn
6 Máy siêu âm 3 chiều 137 Bàn khám phụ khoa, ghế, gối nằm, bục
7 Máy siêu âm mu số hố 138 Bàn khám thai, ghế, bục, gối nằm
8 Máy phân tích sinh hoá tự động 139 Bàn khám trẻ em, ghế, bụt, gối nằm
10 Bàn mổ đa năng 140 Bàn khám đa khoa, bục, gối nằm
11 Máy phân tích miễn dịch tự động 141 Bàn để dụng cụ
12 Bàn mổ nội soi ổ bụng 142 Bàn phụ khoa, gối nằm
13 Máy phân tích huyết học tự động ( 18 – 22 số ) 143 Bộ tiểu phẩu
14 My hấp tiệt trùng 300 lít 144 Cân treo 5kg
15 Máy siêu âm 3D 145 Cáng đẩy
16 Máy siêu âm trắng đen Toshiba KTS 146 Giường bệnh nhân
17 Máy Xquang chụp thường quy 300MA 147 Giường cấp cứu
18 Đèn mổ treo trần 180.000 ~ 200.000 / ccx 148 Giường sản phụ
19 Máy thở hồi sức đa năng 149 Đèn cực tím tiệt trùng
20 Máy X quang di động 150 Đèn cực tím tự động
21 Bộ thao tác điều khiển vĩ cấp dạng Manual 151 Đèn đọc phim X Quang
22 Máy lọc nước siêu sạch 152 Pipette tay cc loại
23 Máy làm khuẩn làm kháng sinh đồ 153 Xe chở phương tiện cấp cứu
24 Kính hiển vi soi ngược 3D kỹ thuật pha ảnh nổi 3 chiều 154 Xe lăn
25 Dao mổ điện Bipolair 155 Xe đẩy bệnh nhân
26 Tủ ướp xác 156 Xe đẩy cấp thuốc
27 Máy đo điện giải đồ dùng điện cực chon lọc 157 Xe đẩy dụng cụ
28 Bộ Đại phẩu 158 Xe đẩy đồ vật
29 Bộ huỷ thai 159 Xe tim chích
30 Hệ thống tăng âm, loa cho các phịng BV 160 Giường bệnh nhân
31 Monitor theo di bệnh nhn 7 thơng số 161 Bàn hồi sức sơ sinh
32 Máy ép điện 162 Bộ lọc Coda Incubator
33 Cryopreser vation system 163 Ambu bóp bóng người lớn
34 Lồng ấp trẻ sơ sinh 164 Ambu bóp bóng trẻ em
35 Máy phát rung tim – tạo nhịp tim 165 Micropipette 10 – 100 ul
36 Bộ đếm bách phân 6 kênh 166 Micropipette 20 – 200 ul
37 My soi cổ tử cung 167 Bốc tho thụt
38 My L 4261 IVF Dual workstation 168 Cân trẻ em
39 Tủ cấp vi sinh 169 Cân trẻ sơ sinh
40 Monitoring 170 Máy hủy bơm tiên
41 Hệ thống Video – Camera phịng mổ 171 Giường trẻ em
42 Máy phát điện dự phòng công suất 300 KVA 172 Bình oxy
43 Máy đốt điện cổ tử cung 173 Bộ dụng cụ khám
44 Máy sửa phim tự động 174 Găng tay cao su chì
45 Tu ủ CO2 175 Khung thp khơng rỉ cc cỡ treo phim Xquang
46 Máy sửa phim tự động 176 Đèn khám bệnh
47 Tủ ủ CO2 177 Đèn đỏ buồng tối
47 Máy phân tích sinh hoá bán tự động 178 Xe đẩy bình oxy
48 Máy lọc khí xuyên tường ADS lami 179 Máy nước nóng
49 Bàn đẻ gồm bục – ghế – chậu 180 Đèn đọc phim X Quang loại 4 phim
50 Máy đo đô đông máu tự động 181 Tỷ trọng kế
51 Nikon SMZ 1000 includes 182 Đèn mổ ánh sáng lạnh
52 Hệ thống tăng âm hội trường 183 Đèn khám bệnh
53 Oxy trung tim 184 Cân người lớn có thước đo
54 Bộ hấp tiệt trng ( Autoclavi ) 50 lít 185 Cân trọng lượng có thước đo
55 Doupler tim thai 186 Mng lọc HEPA
56 Máy ly tâm 187 Bộ hút điều hịa kinh nguyệt
57 Dao mổ Laser các loại 188 Đồng hồ Oxy đầu giường
58 Nikon SMZ 800 includes 189 Van cấp Oxy có gắn đồng hồ
59 Máy ly tâm 24 ống bảo quản 190 Máy đo huyết áp, ống nghe
60 Tủ cấy CO2 191 Cn sản phụ
61 Tủ ấp 37o – 56oC 192 Cân trọng lượng 120kg
62 Dao mổ siêu âm 193 Còng tay
63 Coda Unit 194 Đèn điều trị hồng ngoại
64 Kính hiển vi 195 Nồi luộc bơm kim tiêm
65 Máy định dạng virus 196 Nồi luộc dụng cụ
66 Máy điện tim 197 Van chỉnh bình Oxy v đồng hồ
67 Bộ vĩ tim 198 Chậu tắm
68 Đèn mổ một bóng di động 199 Waming Block B01
69 Doppler tim thai 200 Bộ đèn NUQ
70 Gic ht ( Ventu ) 201 Xe đẩy thuốc 40 x 60cm
71 Bn giữ ấm mu 202 Xe đẩy dụng cụ phẩu thuật
72 Đèn điều trị vàng da 203 Xe đựng thuốc gây mê
73 Máy hút nhớt – đàm phụ sản 204 Dụng cụ ht nhớt trẻ em bằng tay
74 Máy hút điện ( hút bụng ) 205 Bộ khám phụ khoa
75 Bình nitơ lỏng trữ màu 206 Bộ đặt vòng tránh thai
76 Máy tạo oxy tự động 207 Canule mở khí quản cc cỡ
77 Bộ dụng cụ bộc lộ tĩnh mạch 208 Hộp hấp bông gạc, đồ vải các loại
78 Hệ thống Monitor hướng dẫn bệnh nhân 209 Hộp đựng bông băng
79 Thiết bị rửa tay cho phẫu thuật 210 Hộp thu gom vật sắc nhọn
80 Tủ sấy lớn 211 Huyết p kế
81 Tủ sấy điện 250oc 212 Huyết áp kế sơ sinh
82 Tủ sấy điện loại nhỏ 250oc 213 Huyết p kế trẻ em
83 Buồng đếm 214 Bn Mayo
84 Bình chứa nitơ lỏng 30 lít 215 Huyết áp kế người lớn
85 Hệ thống sản xuất ống dẫn khí 216 Gi truyền huyết thanh
86 Lò sưởi điện 217 Nạng tay
87 Máy lắc 218 Túi chườm nóng lạnh
88 Thiết bị làm ấm trẻ em 219 Đèn sưởi ấm
89 Thiết bị soi ối 220 Đèn sưởi ấm hồng ngoại
90 Tủ sấy nhỏ 221 Bộ kiềm cổ tử cung
91 My rửa siu m 222 Giường để tử thi
92 Máy phân tích nước tiểu tự động 10 thông số 223 Kìm sinh thiết cổ tử cung
93 Máy lọc khí di động vô trùng Sunpre 224 Đèn gù
94 Máy hút đàm 225 Bộ thông đái nữ 150 x 6mm
95 Cửa kính độc lập bên trong 226 Ống nghe bệnh trẻ em
96 Chậu Inox nhỏ 227 Bơ dẹt
97 Tủ sấy 228 Bộ làm ấm Oxy
98 Thước dây 229 Bộ thông niệu đạo nữ
99 Bộ dụng cụ mổ 230 Ba thử phản xạ
100 Bộ máy vi tính 231 Ca nhổ đờm
101 Máy đếm khuẩn lạc 232 Giá để ống nghiệm các loại
102 My vi tính máy in 233 Giá Inox pipet
103 Tủ sấy 30o ~ 300oc 234 Ống đông thấp 1000ml
104 Kính hiển vi 235 Bơm tiêm dùng 1 lần
105 Máy dị độ PH 236 Ống nghe
106 Bộ dụng cụ sinh 237 Ống nghe bệnh người lớn
107 Tủ ấm 30o ~ 70oc 238 Ống nghe huyết p
108 Bộ nạo thai 239 Ống nghe tim phổi
109 Hệ thống lọc HEPA 240 Ống đông cao 1000ml
110 Electric pump ( pipette Mate ) 241 Thùng nước lọc cho các khoa, phịng
111 Khay ngâm dụng cụ 242 Khay Inox đựng dụng cụ 30 x 40cm
112 Tủ ấm 243 Bộ thông tiểu
113 Pipette tự động các loại (p10, p20, p100, p1000 ) 244 Kẹp pogi
114 Bình phong trì 245 Mỏ vịt khm phụ khoa
115 Bộ dụng cụ mổ khí quản 246 Mỏ vịt nhỏ
116 Bơm thức ăn cho trẻ sơ sinh 247 Mỏ vịt trung
117 Bộ đặt nội khí quản 248 Thùng rác y tế
118 Bơm tiêm điện 249 Xô đựng dụng cụ
119 Bơm tiêm điện các loại 250 Bộ tiểu nằm
120 Fosop ( kiềm ) 251 Khay Inox đựng dụng cụ 22 x 27cm
121 Giá tiếp nhận vật chưa hấp và đ hấp 252 Thìa nạo tử cung cỡ 8mm
122 My thu hình 21 inches 253 Cốc thủy tinh 250ml
123 Bộ ht nạo 254 Khay để dụng cụ
124 Tủ đựng dụng cụ 255 Đè lưỡi
125 Bàn để trẻ sơ sinh tắm 256 Nhiệt kế y học 420C
126 Bộ điều hoà ga CO2 ( 2 đồng hồ ) 257 Bình kiềm
127 Bộ lọc Coda Inline Filter 258 Bơm tiêm thủy tinh 20ml
128 Máy hút đờm trẻ em 259 Kính lúp
129 Máy hút nhớt trẻ em 260 Găng tay phẩu thuật
130 Bộ trung phẩu 261
131 Hệ Thống Oxy 262 Khay đếm thuốc
CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
X.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
– Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
– Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 – Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
– Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
– Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
– Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;
– Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.
– Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
– Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
– Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
X.2. Nội dung tổng mức đầu tư
X.2.1. Nội dung
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế , làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, Chi phí đất và các khoản chi phí khác; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng) chiếm 10% các loại chi phí trên.
 Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng và lắp đặt công trình bệnh viện với 200 giường bệnh và các công trình phụ trợ khác như: tầng hầm, cảnh quan, mặt nước, giao thông, hệ thống hạ tầng, kỹ thuật,…..được tính toán  và sắp xếp lại cho phù hợp dựa vào suất vốn đầu tư cho bệnh viện đa khoa phần xây dựng.
 Chi phí vật tư thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị khám và điều trị bệnh và các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của bệnh viên; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan, cũng được tính toán dựa trên suất vốn đầu tư cho bệnh viện đa khoa phần thiết bị.
 Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
– Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
– Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
– Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
– Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;
– Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
– Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
– Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
– Chi phí khởi công, khánh thành;
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Bao gồm:
– Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;
– Chi phí lập thiết kế công trình;
– Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khà thi của dự án đầu tư, dự toán xây dựng công trình;
– Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;
– Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;
– Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án;
 Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
­ Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
­ Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
­ Chi phí thẩm định kết quản đấu thầu;
­ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
 Dự phòng phí
Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.
X.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư
Bảng dự trù chi phí xây dựng và thiết bị đầu tư
TÊN HẠNG MỤC
I. Xây dựng cơ sở vật chất
1. Bệnh viện
2. Tầng hầm
3. Cảnh quan, mặt nước
4. Giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
II. Máy móc thiết bị phục vụ bệnh viện
 Tổng mức đầu tư
            ĐVT: 1,000 đ
STT HẠNG MỤC GT TRƯỚC THUẾ VAT GT SAU THUẾ
I Chi phí xây lắp 117,616,909 11,761,691 129,378,600
II. Giá trị thiết bị 153,136,727 15,313,673 168,450,400
III. Chi phí quản lý dự án 3,971,956 397,196 4,369,152
IV. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 8,098,087 809,809 8,907,896
4.1 Chi phí lập dự án đầu tư 982,836 98,284 1,081,120
4.2 Chi phí thiết kế công trình 4,515,313 451,531 4,966,844
4.3 Chi phí thẩm tra tính hiệu quả
và tính khả thi của dự án đầu tư 140,792 14,079 154,871
4.4 Chi phí thẩm tra TKBVTC 104,679 10,468 115,147
4.5 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 22,347 2,235 24,582
4.6 Chi phí lập HSMT thi công
xây dựng 81,156 8,116 89,272
4.7 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 179,170 17,917 197,087
4.8 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1,476,092 147,609 1,623,701
4.9 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 595,702 59,570 655,272
V Chi phí khác 3,347,340 334,734 3,682,074
5.1 Chi phí kiểm toán 435,913 43,591 479,504
5.2 Chi phí thẩm tra phê duyệt
quyết toán 305,952 30,595 336,547
5.3 Chi phí lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường 100,000 10,000 110,000
5.4 Chi phi bảo hiểm xây dựng 2,352,338 235,234 2,587,572
5.5 Chi phí thẩm định kết quả
đấu thầu 153,137 15,314 168,451
VI CHI PHÍ DỰ PHÒNG
Gdp = ΣGCp*10% 28,617,102 2,861,710 31,478,812
  TỔNG CỘNG NGUỒN
 VỐN ĐẦU TƯ 314,788,121 31,478,813 346,266,934
CHƯƠNG XI:NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ-THỰC HIỆN DỰ ÁN
XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án
XI.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư
        ĐVT: 1,000 đ
STT Khoản mục chi phí Thành tiền trước thuế Thuế VAT Thành tiền sau thuế
1 Chi phí xây dựng (VNĐ) 117,616,909 11,761,691 129,378,600
2 Chi phí thiết bị 153,136,727 15,313,673 168,450,400
3 Chi phí quản lí dự án 3,971,956 397,196 4,369,152
4 Chi phí tư vấn đầu tư 8,098,087 809,809 8,907,896
5 Chi phí khác 3,347,340 334,734 3,682,074
6 Dự phòng phí 28,617,102 2,861,710 31,478,812
  TỔNG CỘNG 314,788,121 31,478,813 346,266,934
XI.1.2. Tiến độ thực hiện dự án và sử dụng vốn
Dự án đầu tư xây dựng qua 4 giai đoạn kéo theo quá trình hoạt động kinh doanh của bệnh viện như sau:
 Giai đoạn 1: thời gian xây dựng là 3 quý cuối năm 2012. Dự kiến đầu năm 2013 dự án bắt đầu đi vào hoạt động với quy mô ban đầu là 50 giường bệnh, đồng thời trong thời gian nay, dự án tiếp tục đầu tư thêm để hoàn thành mục tiêu với 200 giường bệnh chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân.
 Giai đoạn 2: tiếp tục đầu tư xây dựng trong năm 2013, đến năm 2014 quy mô bệnh viện đã có 100 giường bệnh.
 Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: mỗi năm 2014 và 2015 bệnh viện sẽ tăng thêm 50 giường bệnh, như vậy đến năm 2016, dự án chính thức hoàn thành với quy mô 200 giường.
 Theo đó, tiến độ sử dụng vốn của dự án qua các năm được thực hiện như sau:
ĐVT: 1,000 đ
STT Thời gian Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TỔNG
Hạng mục
1 Chi phí xây dựng (VNĐ) 25,875,720 34,500,960 34,500,960 34,500,960 129,378,600
2 Chi phí thiết bị 33,690,081 44,920,108 44,920,108 44,920,103 168,450,400
3 Chi phí tư vấn đầu tư 8,907,896 0 0 0 8,907,896
4 Chi phí quản lý dự án 4,369,152 0 0 0 4,369,152
6 Chi phí khác 920,519 920,519 920,519 920,517 3,682,074
7 Dự phòng phí 7,869,703 7,869,703 7,869,703 7,869,703 31,478,812
81,633,071 88,211,290 88,211,290 88,211,283 346,266,934
XI.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án
Với tổng mức đầu tư 346,266,934,000 đồng ( Ba trăm bốn mươi sáu tỷ hai trăm sáu mươi sáu triệu chín trăm ba mươi bốn ngàn đồng), đây là số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra 100% tổng đầu tư, không vay mượn từ các tổ chức tín dụng hay các nguồn hỗ trợ vốn đầu tư.
ĐVT: 1,000 đ
Thời gian Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng
Hạng mục
Vốn chủ sở hữu 81,633,071 88,211,290 88,211,290 88,211,283 346,266,934
XI.2 Tính toán chi phí của dự án
XI.2.1. Chi phí nhân công
Chi phí này bao gồm lương của từng cán bộ công nhân viên và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, năng lực,..ngoài ra còn có chi phí BHXH, BHYT, trợ cấp khác bằng 20% chi phí lương cho CBCNV.…mỗi năm chi phí này ước tính trung bình khoảng 31,043,270,000 đồng. Kế hoạch chi lương thể hiện cụ thể ở bảng sau bảng sau:
ĐVT: 1,000 đ
TT Chức vụ Số lượng Tổng lương tháng Chi phí BHXH, BHYT (tháng) Tổng lương năm Chi phí BHXH, BHYT (năm)
1 Giám đốc bệnh viện 1 19,050 3,000 247,650 36,000
2 Phó giám đốc 1 15,800 2,400 205,400 28,800
3 Kế toán trưởng 1 10,960 1,600 142,480 19,200
4 Điều dưỡng trưởng 3 32,880 4,800 427,440 57,600
5 Trưởng khoa 10 109,600 16,000 1,424,800 192,000
6 Giáo sư, bác sĩ 30 287,700 42,000 3,740,100 504,000
7 Dược sĩ đại học 10 82,200 12,000 1,068,600 144,000
8 Kỹ sư, cử nhân kinh tế, Cử nhân xét nghiệm 20 137,000 20,000 1,781,000 240,000
9 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sĩ trung, sơ cấp 200 1,096,000 160,000 14,248,000 1,920,000
10 Thư ký y khoa, công nhân thanh trùng 30 123,300 18,000 1,602,900 216,000
11 Công nhân, nhân viên phục vụ hành chính, bảo vệ 50 205,500 30,000 2,671,500 360,000
Tổng chi lương 356 2,119,990 309,800 27,559,870 3,717,600
XI.2.2. Chi phí hoạt động
+ Chi phí quảng bá và truyền thông
Vì đây là hình thức bệnh viện xây dựng phục vụ bệnh nhân theo kiểu mới, nên giai đoạn đầu, chủ đầu tư trích khoảng 1.5% doanh thu hằng năm để phục vụ cho công tác truyền thông quảng bá hình ảnh của bệnh viện , để giúp dự án sớm đến gần và phục vụ có hiệu quả cho cộng đồng.
+ Chi phí điện, nước
Vì hoạt động chủ yếu của bệnh viện là các phòng chăm sóc đặc biệt nên chi phí điện nước cho các hoạt động của bệnh viện, văn phòng cao hơn so với các hoạt động thường, ước tính chiếm 3% doanh thu.
+ Chi phí bảo trì:
Để máy móc, vật dụng được hoạt động tốt và bền qua thời gian, chủ đầu tư trích khoảng 1% giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị để bảo trì.
+ Chi phí bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm máy móc thiết bị, nhà xưởng hằng năm bằng 0.5% giá trị MMTB, nhà xưởng, giả sử tăng 0.5%/năm.
+ Chi phí BHXH,BHTN,quỹ trợ cấp, khen thưởng,…
Chiếm 20% lương nhân viên hằng năm.
+ Chi phí vận chuyển
Chiếm 1% doanh thu hằng năm.
+ Chi phí mua thuốc men và các dụng cụ y tế thường dùng
Chi phí này ước tính chiếm 42% doanh thu hằng năm.
+ Chi phí khác
Chi phí này chiếm 10% các loại chi phí từ dự án, bao gồm các khoản chi phí phát sinh và các chi phí chưa nêu trên.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
ĐVT: 1,000 đ
Năm 2013 2014 2015 2016
Hạng Mục CP 1 2 3 4
Chi phí quảng bá và truyền thông 1,294,800 2,289,690 3,450,728 4,790,347
Chi phí điện nước 2,589,600 4,579,380 6,901,456 9,580,693
Chi phí bảo trì: %  giá trị tài sản (không tính tiền đất) 2,707,536 2,788,762 2,872,425 2,958,598
Phí bảo  hiểm máy móc thiết bị 1,489,145 1,533,819 1,579,834 1,627,229
Quỹ phúc lợi , bảo hiểm  thất nghiệp, trợ cấp, khen thưởng… 929,400 957,282 986,000 1,015,580
Chi phí vận chuyển 863,200 1,526,460 2,300,485 3,193,564
Chi phí thuốc men, dụng cụ y khoa chuyên dụng 36,254,400 64,111,320 96,620,378 134,129,705
Chi phí xử lý rác thải 2,589,600 4,579,380 6,901,456 9,580,693
Chi phí khác 4,871,768 8,236,609 12,161,276 16,687,641
TỔNG CỘNG 53,589,449 90,602,702 133,774,038 183,564,050
CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH
XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
– Thời gian hoạt động hiệu quả của dự án là 25 năm và đi vào hoạt động từ quý I năm 2013;
– Vốn chủ sở hữu 100%;
– Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;
– Doanh thu của dự án thu được từ các hoạt động phục vụ của bệnh viện.
– Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.
XII.2. Doanh thu từ dự án
Bảng tổng hợp doanh thu cùa dự án qua các năm
ĐVT: 1,000đ
STT NĂM 2013 2014 2015 2016
  TÊN SẢN PHẨM 1 2 3 4
1 Điều trị nội trú 47,320,000 104,442,000 172,117,920 251,153,240
Công suất 70% 75% 80% 85%
Số giường bệnh tối đa/tuần 50 100 150 200
Số giường bệnh được sử dụng/tuần 35 75 120 170
Số tuần trong năm 52 52 52 52
Giá điều trị trung bình/người/tuần 26,000 26,780 27,583 28,411
– Chi phí dịch vụ/1 giường 7,000 7,210 7,426 7,649
– Chi phí điều trị/1 giường 19,000 19,570 20,157 20,762
2 Khám và chữa bệnh ngoại trú 39,000,000 48,204,000 57,930,600 68,203,200
Công suất 50% 60% 70% 80%
  Số lượt điều trị tối đa/ngày 300 300 300 300
  Lượt điều trị/ngày 150 180 210 240
  Số ngày trong năm 260 260 260 260
  Giá điều trị trung bình/người/1lượt 1,000 1,030 1,061 1,093
  Tổng doanh thu 86,320,000 152,646,000 230,048,520 319,356,440
 Doanh thu của bệnh viên gồm điều trị nội trú và khám, chữa bệnh ngoại trú:
– Điều trị ngoại trú: giả định thời gian lưu trú và điều trị của một bệnh nhân/1 giường bệnh là 1 tuần. Phục vụ tối đa là 200 giường bệnh /1 tuần tuy nhiên các năm đầu chưa đạt mức công suất này. Viện phí gồm phí dịch vụ và phí điều trị.
– Khám và điều trị ngoại trú ước tính khoảng 300 lượt bệnh nhân/ngày.
XII.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
Báo cáo thu nhập của dự án:
ĐVT: 1,000 đ
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Doanh thu 86,320,000 152,646,000 230,048,520 319,356,440 352,946,880
Chi phí hoạt động 53,589,449 90,602,702 133,774,038 183,564,050 202,408,385
Chi phí nhân công 6,889,968 13,779,935 20,669,903 27,559,870 28,937,864
Chi phí khấu hao 6,300,758 12,172,807 18,044,856 23,916,904 23,916,904
Lợi nhuận trước thuế 19,539,825 36,090,556 57,559,723 84,315,616 97,683,727
Thuế TNDN (25%) 4,884,956 9,022,639 14,389,931 21,078,904 24,420,932
Lợi nhuận sau thuế 14,654,869 27,067,917 43,169,792 63,236,712 73,262,795
Qua bảng báo cáo thu nhập có thể đánh giá được đây là một dự án mang tính khả thi. Không những góp phần vì sức khỏe cộng động, hơn thế nữa với mức sinh lời ổn định doanh nghiệp hoàn toàn có thể trang trãi được tất cả các chi phí phục vụ xã hội, tạo được nguồn lợi nhuận khá cao để tái đầu tư và phát triển.
Bảng báo cáo ngân lưu:
ĐVT : 1,000 đ
Năm 2012 2013 2014 2015
  0 1 2 3
NGÂN LƯU VÀO
Doanh thu 0 86,320,000 152,646,000 230,048,520
Giá trị thanh lý còn lại
Tổng ngân lưu vào 0 86,320,000 152,646,000 230,048,520
NGÂN LƯU RA
Chi phí đầu tư ban đầu 81,633,071 88,211,290 88,211,290 88,211,283
Chi phí hoạt động 53,589,449 90,602,702 133,774,038
Chi phí nhân công 6,889,968 13,779,935 20,669,903
Tổng ngân lưu ra 81,633,071 148,690,707 192,593,927 242,655,224
Ngân lưu ròng trước thuế -81,633,071 -62,370,707 -39,947,927 -12,606,704
Thuế TNDN (25%) 4,884,956 9,022,639 14,389,931
Ngân lưu ròng sau thuế -81,633,071 -62,370,707 -39,947,927 -12,606,704
Hệ số chiết khấu 1.00 0.83 0.68 0.56
Hiện giá ngân lưu ròng -81,633,071 -51,767,687 -27,164,590 -7,059,754
Hiện giá tích luỹ -81,633,071 -133,400,758 -160,565,348 -167,625,102
Suất chiết khấu 21%
NPV 201,736,677
IRR 35%
Tpb 7 năm
TT Chỉ tiêu
1 Tổng mức đầu tư bao gồm thuế GTGT 10%
346,266,934,000 đồng
2 Giá trị hiện tại thực NPV
201,736,677,000 đồng
3 Tỷ suất hòan vốn nội bộ IRR (%)
35%
4 Thời gian hoàn vốn (năm)
7 năm
Đánh giá
Hiệu quả
Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 25 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và đến năm thanh lý.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản đã khấu hao hết trong vòng 25 năm (không tính giá trị thanh lý cuối vòng đời dự án), tiền đất.
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chi phí nhân công; chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc; tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.
Với suất sinh lời Chủ đầu tư kỳ vọng sẽ lớn hơn suất chiết khấu dòng tiền là r = 21% để đảm bảo tính hiệu quả của dự án.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là: NPV = 201,736,677,000 đồng >0
Suất sinh lời nội bộ là: IRR  = 35%
Thời gian hoàn vốn tính  là 7 năm (bao gồm cả các năm đầu tư xây lắp)
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.
XII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội
Dự án này có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển đô thị và sự phồn vinh của đất nước. Nhà nước cũng như địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; đáp ứng nhu cầu của thời hiện đại công nghệ hóa, xã hội văn hóa, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ. Ngày nay, với mức sống ngày càng cao, nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe được con người đề cao, nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ bệnh viên cao cấp được quan tâm nhiều, dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế  được thực thi là bắt kịp được sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 201,736,677,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 35% ; thời gian hoà vốn sau 7 năm. Điều này cho thấy dự án rất khả thi nó vừa đem lại nguồn lợi nhuận cho chủ đầu tư,  niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh, thêm vào đó còn mang tính xã hội, đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ý nghĩa của dự án này là vô giá. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng Dự án đầu tư xây dựng Bệnh Viện Đa khoa Quốc tế  sẽ thu được kết quả khả quan. Bên cạnh lợi ích của chủ đầu tư nói riêng và sự phát triển kinh tế của Tp.HCM cũng như cả nước nói chung thì dự án còn có nhiều đóng góp về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động tại địa phương. Ngoài ra, trên hết tất cả chính là tính nhân đạo có ý nghĩa lớn lao về mặt xã hội của dự án, góp phần chữa trị bệnh đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bệnh nhân
Vì những lợi ích vô cùng to lớn này, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Xin được hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức kinh tế của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước.
2. Xin Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, chuyển đổi công năng, nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật.
Cuối cùng, Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách Sạn  chúng tôi kính mong các Cơ Quan Ban Ngành liên quan, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương hỗ trợ để dự án sớm được triển khai và đi vào hoạt động nhằm nhanh chóng mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội nói trên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
CONG TY TNHH XÂY DỰNG KINH DOANH NHÀVÀ KHÁCH SẠN
Giám Đốc

Câu hỏi : giàn phơi thông minh

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -
Google search engine

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU